Bảng Lương Quân Nhân Chuyên Nghiệp Cũ

Bảng Lương Quân Nhân Chuyên Nghiệp Cũ

Điều 36 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau: Tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt.

Điều 36 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng như sau: Tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xác định theo trình độ đào tạo, chức danh, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt.

Chính phủ tăng lương cơ sở đối với 9 nhóm đối tượng

Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng đối với 9 nhóm đối tượng. Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm:

1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

4. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP).

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Thế nào quân nhân chuyên nghiệp?

Theo báo QĐND: Khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Số năm lên quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp 2024 như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 18 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân và Viên chức quốc phòng 2015, quân nhân chuyên nghiệp sẽ được thăng quân hàm khi mức lương hiện tại tương ứng với mức lương của quân hàm cao hơn.

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 170/2016/TT-BQP quy định từ 1/7/2024, cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương như sau::

Theo Điều 6 Thông tư 170/2016/TT-BQP, việc thăng quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp khi nâng lương được quy định như sau:

Trên đây là những thông tin về thang bảng lương quân nhân chuyên nghiệp từ 1/7/2024 mà AZTAX đã tổng hợp được. Hy vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thang bảng lương QNCN hãy liên hệ ngay với AZTAX để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất!

Bảng lương mới của quân nhân chuyên nghiệp từ ngày 01/07/2024 có phụ cấp chiếm tỷ lệ bao nhiêu tổng quỹ lương?

Các khoản phụ cấp trong bảng lương mới cho quân nhân chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 30% tổng quỹ lương từ ngày 01/07/2204.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 104/2023/QH15 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.

Theo đó, từ ngày 01/7/2024, bảng lương mới cho vị trí công việc quân nhân chuyên nghiệp áp dụng cơ cấu tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:

Lương cán bộ, công chức, viên chức, LLVT = Lương cơ bản + Tiền thưởng (nếu có) + Phụ cấp (nếu có)

Vậy các khoản phụ cấp trong bảng lương mới cho vị trí công việc quân nhân chuyên nghiệp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương từ ngày 01/07/2204..

Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn

Đối tượng được xét nâng lương trước hạn tối đa 12 tháng nếu: trong thời gian giữ bậc, được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ, không vi phạm kỷ luật, lập thành tích xuất sắc (được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên), và tính đến ngày 31/12 còn thiếu tối đa 12 tháng để đủ điều kiện nâng lương thường xuyên.

Tỷ lệ Quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng và lao động hợp đồng được nâng lương trước hạn do thành tích xuất sắc trong một năm không vượt quá 10% (trước đây là 5%) tổng số nhân sự trả lương của cơ quan, đơn vị tính đến ngày 31/12. Không được xét nâng lương trước hạn hai lần liên tiếp do thành tích trong cùng nhóm, ngạch.

Quân nhân chuyên nghiệp bao gồm:

- Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

- Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015.

Quân nhân chuyên nghiệp là gì?

Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 giải thích về quân nhân chuyên nghiệp như sau:

1. Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp.

Vậy có thể hiểu Quân nhân chuyên nghiệp là những cá nhân đã được đào tạo và làm việc toàn thời gian trong quân đội, đảm nhiệm các vị trí chuyên môn kỹ thuật hoặc chỉ huy. Được trải qua các chương trình đào tạo chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tế trong quân đội. Các quân nhân chuyên nghiệp cam kết phục vụ trong quân đội lâu dài và có thể được thăng cấp dựa trên năng lực và kinh nghiệm.

Cách tính lương quân nhân chuyên nghiệp năm 2024:

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì tiền lương của quân nhân chuyên nghiệp được tính như sau:

Mức lương của quân nhân chuyên nghiệp:

Theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở áp dụng với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam là 2.340.000 đồng/tháng.

Xem thêm: Thang bảng lương công chức nhà nước

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Quân nhân chuyên nghiệp có quân hàm từ Thiếu úy trở xuống và công nhân viên chức quốc phòng chưa đạt bậc lương cuối cùng trong ngạch viên chức loại B và C theo bảng lương 2, 3 và bảng lương nhân viên phục vụ trong cơ quan, đơn vị Nhà nước (bảng 4) theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, sau khi đủ 2 năm (24 tháng) giữ bậc lương trong nhóm sẽ được xem xét để nâng lên một bậc lương mới.

Quân nhân chuyên nghiệp mang quân hàm từ cấp Trung úy trở lên và chưa đạt bậc lương cuối cùng theo bảng lương Quân nhân chuyên nghiệp của Quân đội nhân dân (bảng 7), cùng với công nhân viên chức chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại A0 đến A3 theo bảng 2, bảng 3 của Nghị định 204/2004/NĐ-CP, sau khi hoàn thành đủ 3 năm (36 tháng) giữ bậc lương trong nhóm sẽ được xét để nâng bậc lương.

Các trường hợp được tính vào thời gian xét nâng bậc lương gồm: nghỉ việc hưởng nguyên lương, nghỉ thai sản, nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dưới 6 tháng, và thời gian học tập, công tác trong nước hoặc nước ngoài theo quyết định của cơ quan thẩm quyền.

Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương gồm: nghỉ việc riêng không lương, thời gian học tập, công tác trong nước hoặc nước ngoài quá thời hạn cho phép, và thời gian bị đình chỉ công tác, tạm giữ hoặc tạm giam.

Tiêu chuẩn để được nâng bậc lương thường xuyên:

Để được nâng bậc lương thường xuyên quân nhân chuyên nghiệp cần hoàn thành đủ thời gian giữ bậc theo quy định, trong thời gian này, cá nhân phải được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Đồng thời, không bị kỷ luật dưới bất kỳ hình thức nào như khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, hạ bậc lương, giáng quân hàm hay tước danh hiệu quân nhân.