Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) đã có một năm hoạt động tích cực nhất từ trước đến nay với 70 thành viên và đối tác doanh nghiệp mới; hơn 20.000 người tham gia tại 70 sự kiện văn hóa, xã hội và kinh tế; cùng vô số cải tiến trong vận hành và truyền thông góp phần gia tăng sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.
Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) đã có một năm hoạt động tích cực nhất từ trước đến nay với 70 thành viên và đối tác doanh nghiệp mới; hơn 20.000 người tham gia tại 70 sự kiện văn hóa, xã hội và kinh tế; cùng vô số cải tiến trong vận hành và truyền thông góp phần gia tăng sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Đức tại Việt Nam.
Tại hội nghị, 30 doanh nghiệp Việt Nam và 17 doanh nghiệp nước ngoài đã trực tiếp tiếp cận, giao thương với nhau nhằm tìm kiếm đối tác đáp ứng nhu cầu mua, bán của mỗi bên. Công ty Nông nghiệp Tianjin Herun (Trung Quốc) chào bán các loại rau củ quả gồm: bông cải xanh, súp lơ, dưa hấu, dưa, bí, bí ngô, cà chua và các loại rau lá xanh khác nhau. Công ty TNHH Nông nghiệp Anhui Huida (Trung Quốc) chào bán cà chua, hạt tiêu, dưa chuột, dưa và bí. Công ty Union Resouces and Engineering chào bán hoa tươi, trái cây và rau củ tươi của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Công ty River Fam S.A chào bán bào ngư, dầu oliu, Mật ong Manuka, Mật ong hoa bản địa Úc, nước hoa quả ép nguyên chất
Công ty TNHH Quốc tế Xuzhou Pusen (Trung Quốc) chào bán xe đẩy tay, xe điện ba bánh, xe ba bánh điện gấp. Công ty TNHH Sản phẩm thô Jishui Jjingxin chào bán các sản phẩm sợi carbon và sợi thủy tinh, sản phẩm có khả năng chịu nhiệt độ cao, chống ăn mòn, không rỉ sét, được sử dụng rộng rãi trong dân sinh và các lĩnh vực công nghiệp, liên quan đến túi bóng, máy bay không người lái, túi xách, ô dù, cánh buồm, sân gôn lưới thực hành, cung cột cờ, máy bay mô hình, in PCB, trục truyền động, nguồn cung cấp nước, ống trồng cây.
Công ty TNHH Máy móc Zhejiang Ousen (Trung Quốc) chào bán máy móc nông nghiệp như: Máy phun điện, vòi phun, động cơ bằng xăng. Công tu Máy móc thiết bị nông nghiệp. Công ty TNHH Máy móc thiết bị Taizhou Menghua (Trung Quốc) chào bán động cơ xăng, máy bơm nước, máy phát điện, máy phun điện, máy phun điện ba lô, máy cắt cỏ, cắt lúa.
Công ty TNHH Công nghiệp Shenzhen Sanggye chào bán lon thiếc, túi giấy offset và túi nhựa in ống đồng có khả năng chống ẩm tốt, túi đứng có khóa kéo, túi đựng nội tạng có niêm phong phía sau, túi có niêm phong bốn mặt, túi có khóa đứng tám cạnh, túi định hình, túi có vòi đứng…Công ty TNHH thiết bị chiếu sáng Zhejiang Boyu chào bán thiết bị máy sấy gia súc, gia cầm.
Liên đoàn hợp tác xã Nông nghiệp Hàn Quốc chào mua xoài, thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, bưởi, quả vú sữa, Tôm từ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường Hàn Quốc. Đồng thời, chào bán lê Hàn, dâu tây Hàn Quốc, nho Hàn, táo Fuji Hàn Quốc, ớt chuông Hàn Quốc, nhân sâm, kimchi Nonghyup (100% nguyên liệu từ Hàn Quốc), rất nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến,… được sản xuất bởi hơn 1000 hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc và nhiều công ty thực phẩm lớn Hàn Quốc.
Công ty TNHH Nguyễn Hồng chào bán thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ từ Liên Bang Nga: phô mai Nga, cánh gà Tây, salami; sản phẩm quà tặng lưu niệm: búp bê gỗ, lật đật. Công ty Good Food RUSSIA (Nga) chào bán tất cả các sản phẩm từ Liên Bang Nga và các dịch vụ về marketing.
Các doanh nghiệp Đức đang phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại
Kết quả khảo sát doanh nghiệp Đức với chủ đề “Going International 2024”cho thấy, các doanh nghiệp Đức ngày càng phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại trong hoạt động kinh doanh quốc tế của họ. 61% công ty - tỷ lệ cao nhất kể từ cuộc khảo sát đầu tiên về rào cản thương mại vào năm 2012 của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK), đã ghi nhận sự gia tăng các rào cản thương mại ở hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp trong 12 tháng qua.
Các doanh nghiệp cũng đồng thời gặp khó khăn với các chứng nhận phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu và đặc biệt là các yêu cầu bảo mật chặt chẽ hơn thương mại xuyên biên giới.
Các doanh nghiệp Đức cho biết, họ hiện đang được hưởng lợi rất ít từ mức tăng trưởng khiêm tốn của nền kinh tế toàn cầu. Họ tiếp tục đánh giá tiêu cực kỳ vọng xuất khẩu trong năm nay. 26% công ty dự đoán hoạt động kinh doanh tại nước ngoài sẽ suy giảm trong năm nay, chỉ có 13% mong đợi sự cải thiện.
Mặc dù vậy, thị trường châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) vẫn được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu của doanh nghiệp Đức trong xu hướng bảo hộ thương mại và gia tăng các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Tại khu vực này, các doanh nghiệp Đức có cái nhìn khả quan hơn so với các khu vực khác. 65% doanh nghiệp đánh giá thị trường sẽ giữ vững ổn định và 15% dự đoán sẽ có sự cải thiện tích cực.
Ngoài ra, tình hình kinh doanh hiện tại không bi quan như các khu vực khác trên thế giới. Khu vực này sẽ được hưởng lợi từ sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp. Ví dụ, một số doanh nghiệp Đức hoạt động ở Trung Quốc đang mở rộng mạng lưới nhà cung cấp hoặc xây dựng cơ sở tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo “Chiến lược Trung Quốc +1", trong đó Việt Nam là một trong những lựa chọn.
Chia sẻ thông tin về đầu tư của Đức tại Việt Nam, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam) cho biết, lũy kế đến cuối năm 2023, các doanh nghiệp Đức đã đầu tư 463 dự án, với tổng vốn đăng ký lên tới gần 2,7 tỷ USD tại Việt Nam.
Với kết quả này, Đức đứng thứ 17 trong danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Trong đó, hơn một nửa tập trung tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng và rải rác tại 33 tỉnh thành khác tại Việt Nam.
Trong số khoảng 500 doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Việt Nam thì có tới hơn 100 doanh nghiệp đã và đang tiến hành các hoạt động sản xuất tại thị trường này từ năm 1993 đến nay. AHK Việt Nam cho rằng, điều này không chỉ phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp Đức vào thị trường Việt Nam mà còn cho thấy Việt Nam đang trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các doanh nghiệp mong muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng quy mô tại khu vực châu Á.
Ông Marko Walde - Trưởng đại diện AHK tại Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào cho biết, từ sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp Đức đã được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan và thuận lợi trong hoạt động nhập khẩu hay thiết lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
“Xuyên suốt EVFTA là các cam kết của cả Việt Nam và EU nhằm hướng tới tự do và minh bạch hóa, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa hai bên. Về phía Việt Nam, các cam kết này đã và đang giúp cho môi trường kinh doanh của Việt Nam được cải thiện và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các nhà đầu tư Đức” - ông Marko Walde nhấn mạnh.
Triển khai chiến lược “Trung Quốc +1” tập trung vào các dự án đầu tư xanh, theo đánh giá của các doanh nghiệp Đức, thị trường Việt Nam đã sẵn sàng chào đón và hỗ trợ những dự án kinh doanh như vậy bằng cách cung cấp nền tảng cho sự tăng trưởng, đa dạng hóa và thực hiện các hoạt động kinh doanh bền vững.
Xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản của Việt Nam tăng trưởng khoảng 8-10%/năm. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành nông nghiệp Việt Nam đạt 98,38 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 53,53 tỷ USD, nhập khẩu 44,85 tỷ USD, thặng dư trên 8 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 59,69 tỷ USD, giảm 11,04% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD giảm 9,5%, nhập khẩu 26,48 tỷ USD giảm 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đại diện Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Việt Nam xuất khẩu gạo, rau quả, thủy sản, gỗ và lâm sản, cà phê, cao su, hạt điều… và nhập khẩu chủ yếu là vật tư đầu vào sản xuất. Việt Nam có quan hệ thương mại hàng nông lâm thủy sản với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó các thị trường chiếm tỷ trọng lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai hoạt động mở cửa thị trường nông sản ra thế giới, thông qua hoạt động đàm phán, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng nông sản vào các thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, liên minh kinh tế Á – Âu...
Tại Hội nghị, các doanh nghiệp trực tiếp tiếp cận, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản ra thị trường Quốc tế, tìm hiểu các đối tác và sản phẩm máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ nông nghiệp của các nhà cung ứng đến từ các quốc gia tham gia hội chợ AgroViet 2023. Đồng thời đây cũng là dịp để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nước ngoài trực tiếp tiếp cận, tìm kiếm nguồn hàng và đối tác cung ứng tin cậy từ Việt Nam. Hội nghị còn là diễn đàn để các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường sản xuất, kinh doanh hàng nông lâm thủy sản Việt Nam”.
Ông Park Ki Woo, Tổng Giám đốc Công ty GAIA International Vina, cho biết doanh nghiệp này chuyên cung cấp giải pháp công nghệ kỹ thuật cao trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc, là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch tại Hàn Quốc.
“Chúng tôi mang đến những công nghệ cảm biến chất lượng không phá hủy (Non-destructive Evaluating Technology) tiên tiến nhất hiện nay như kiểm soát hàm lượng đường không phá hủy thông qua công nghệ quang phổ cận hồng ngoại, phát hiện những bất thường bên trong rau củ quả mà không cần cắt thử, là công nghệ cảm biến phân loại màu sắc, hình dạng và trọng lượng của nông sản qua camera”, ông Park Ki Woo giới thiệu những sản phẩm thế mạnh của doanh nghiệp.
Theo ông Park Ki Woo, GAIA cũng đã và đang thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao trong hệ thống lưu thông, bảo quản, chế biến nông sản, áp dụng đồng loạt đối với tất cả các loại trái cây, rau củ quả. Công nghệ dây chuyền quản lý nông sản sau thu hoạch được thu gom, chế biến và lưu thông thông qua trung tâm chế biến và phân phối nông sản APC tại Hàn Quốc.
Trong những năm qua, GAIA đã và đang đồng hành cùng người nông dân trong việc quản lý chế biến một cách có hệ thống, nâng cao giá trị, chất lượng nông sản và đẩy mạnh việc lưu thông trong và ngoài nước. Ông Park Ki Woo bày tỏ mong muốn với những giải pháp công nghệ tối ưu, sẽ giúp người nông dân, nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản tại Việt Nam tháo gỡ những khó khăn hiện nay trong việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe trong xuất khẩu nông sản sang các thị trường quốc tế khó tính như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật bản, Trung Quốc…