Chi Phí Dự Phòng Trong Giá Gói Thầu

Chi Phí Dự Phòng Trong Giá Gói Thầu

Theo dự thảo, các chi phí lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Hệ thống) bao gồm:

Theo dự thảo, các chi phí lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Hệ thống) bao gồm:

Dự toán gói thầu xây dựng bao gồm những gì?

Dự toán gói thầu xây dựng riêng biệt: dự toán gói thầu thi công xây dựng; dự toán gói thầu mua sắm thiết bị; dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị công trình; dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng; dự toán gói thầu thuộc khoản mục chi phí khác;

Dự toán gói thầu hỗn hợp: dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng (EC); dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (PC); dự toán gói thầu thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (EPC); dự toán gói thầu lập dự án – thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (chìa khóa trao tay).

Dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm các chi phí gì?

+ Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công. Cụ thể như sau: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc xây dựng và giá xây dựng công trình.

+ Chi phí gián tiếp gồm: Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng, chi phí bảo hiểm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp.

+ Thu nhập chịu thuế tính trước (khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng).

+ Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước.

+ Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình gồm những khoản chi phí nào?

Chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình gồm những khoản chi phí quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành. Cụ thể:

a) Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí mua sắm thiết bị; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí.

b) Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian thực hiện của gói thầu và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

c) Mức tỷ lệ phần trăm (%) sử dụng được xác định chi phí dự phòng theo Điểm a, b Khoản này không vượt mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí dự phòng tương ứng với từng yếu tố của dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt.

Trên đây là nội dung về những khoản chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 06/2016/TT-BXD.

Lập dự toán chi phí chào thầu gói thầu tư vấn giám sát

Trong dự toán công trình, Chủ đầu tư dự trù chi phí Tư vấn giám sát bằng định mức tỷ lệ %.

Theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và Nghị định số 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng thì không có loại hợp đồng theo tỷ lệ % nữa. Khi Chủ đầu tư mời thầu gói thầu Tư vấn giám sát, nhà thầu Tư vấn giám sát phải lập bản dự toán chi phí chào thầu kinh phí để thực hiện gói thầu.

Có nhiều Kỹ sư giám sát trẻ chưa biết cách lập dự toán chi phí Tư vấn giám sát như nào. Bạn tham khảo video sau nhé. Từ không biết gì, không biết lập như nào, qua video này bạn sẽ hình dung được phần nào vấn đề, rồi từ đó bạn phát triển thành kiến thức và kinh nghiệm của bạn, làm vài lần sẽ quen:

Ban đầu chức năng lập dự toán chi phí chào thầu gói thầu tư vấn giám sát chúng tôi để trong phần mềm QLCL GXD và phần mềm dự toán. Nhưng qua một thời gian, thấy rằng là chức năng này người ta ít dùng, có thể tự dùng Excel cũng lập được, để vào rườm rà phần mềm QLCL GXD, vì thế chức năng lập dự toán chi phí Tư vấn giám sát được dự kiến sẽ loại khỏi phần mềm QLCL GXD, các bạn có thể dùng các bảng tính mẫu Excel để thực hiện cũng nhanh. Video trên để giúp bạn tham khảo nắm hướng đi, bạn hoàn toàn có thể dùng bảng tính Excel để thiết lập và tính toán cũng được nhé.

Nếu có phần mềm QLCL GXD bạn có thể thao tác như video với 3 bước chính:

1. Trên menu Ribbon bạn kích vào nút Chi phí giám sát

2. Phần mềm QLCL GXD sẽ hiện sẵn ra các sheet để bạn tính toán chi phí tư vấn

3. Các bảng tính theo hướng dẫn tại văn bản của Bộ Xây dựng (hiện hành là Quyết định số 79/QĐ-BXD năm 2017 (hiện đã có Thông tư số 16/2019/TT-BXD và khi có văn bản mới hơn thì bạn xem video này, cập nhật theo văn bản mới và làm tương tự)

Bạn đã biết chi phí lập dự toán gói thầu gồm những nội  dung gì và lập như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây về chi phí lập dự toán gói thầu.

Chi phí lập dự toán gói thầu (cập nhật 2023)

Nghị định số 10/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 16. Quy định chung về dự toán gói thầu xây dựng

d) Gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng;

Chi phí khi lập dự toán gói thầu đối với gói thầu thi công xây dựng?

Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định như sau:

Dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo công thức sau:

GGTXD = GXD + GKXD + GDPXD       (2.11)

- GGTXD: dự toán gói thầu thi công xây dựng;

- GXD: chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng;

- GKXD: chi phí khác có liên quan của gói thầu;

- GDPXD: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng.

a) GXD: chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục III Thông tư này.

b) GKXD: chi phí khác có liên quan của gói thầu được xác định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

c) GDPXD: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định cho khối lượng, công việc phát sinh và cho yếu tố trượt giá theo công thức sau:

GDPXD = GDPXD1 + GDPXD2            (2.12)

- GDP1: chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh được xác định theo công thức:

GDPXD1 = (GXD + GKXD) x kps        (2.13)

+ kps: là tỷ lệ dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh (kps ≤ 5%).

- GDPXD2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định như đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán xây dựng công trình theo công thức (2.10) tại Mục 1 Phụ lục này, trong đó  giá trị dự toán gói thầu thi công xây dựng chưa bao gồm chi phí dự phòng được thực hiện trong khoảng thời gian t.

Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán gói thầu thi công xây dựng là thời gian thực hiện gói thầu thi công xây dựng.

Dự toán gói thầu mua sắm thiết bị xây dựng gồm những thành phần chi phí nào?

Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2021/TT-BXD, dự toán gói thầu mua sắm thiết bị xây dựng bao gồm một số hoặc toàn bộ các thành phần chi phí sau:

– Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ: chi phí mua sắm các thiết bị và công trình xây dựng cần thiết cho dự án.

– Chi phí gia công, chế tạo thiết bị: chi phí gia công, chế tạo các thiết bị và linh kiện cần thiết cho dự án.

– Chi phí quản lý mua sắm thiết bị: chi phí quản lý và điều hành các hoạt động mua sắm thiết bị.

– Chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị: chi phí mua bản quyền các phần mềm cần thiết cho thiết bị và công nghệ.

– Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ cho người lao động và các bên liên quan.

– Chi phí vận chuyển: chi phí vận chuyển các thiết bị và vật tư đến địa điểm xây dựng.

– Chi phí khác có liên quan: các chi phí khác có liên quan đến gói thầu mua sắm thiết bị xây dựng.

– Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng cho các trường hợp xảy ra rủi ro và các chi phí khác chưa được dự tính.

Tóm lại, dự toán gói thầu mua sắm thiết bị xây dựng bao gồm các chi phí mua sắm thiết bị, chi phí gia công, chế tạo, quản lý, đào tạo, vận chuyển và các chi phí khác có liên quan, cũng như chi phí dự phòng.