Nhiều bạn bè, họ hàng của tôi cho con 3-5 tuổi học tiếng Anh nên tôi cũng định cho con gái 3 tuổi học thêm ngoại ngữ trước khi vào mẫu giáo.
Nhiều bạn bè, họ hàng của tôi cho con 3-5 tuổi học tiếng Anh nên tôi cũng định cho con gái 3 tuổi học thêm ngoại ngữ trước khi vào mẫu giáo.
Độ tuổi 35 – 40, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ cao gấp 3 lần so với phụ nữ tuổi 20, bởi quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn, khả năng ổn định đường huyết của cơ thể cũng giảm theo độ tuổi. Tình trạng đau khớp, giãn tĩnh mạch, cao huyết áp cũng dễ “hỏi thăm” mẹ ở tuổi trên 35.
Mặt khác, đến gần thời kỳ tiền mãn kinh, hiện tượng rụng trứng ở phụ nữ tuổi 35, 40 xảy ra bất thường, dẫn tới khả năng mang đa thai cao hơn. Điều này làm tăng biến chứng thai kỳ, cũng như sức khỏe em bé sau sinh.
Thêm nữa, việc sinh con sau tuổi 35 cũng sẽ vất vả hơn khi nhiều trường hợp được ghi nhận bị nhau tiền đạo (nhau thai che lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung, có thể gây chảy máu ồ ạt nếu sinh thường); hay không có cơn co tử cung, suy tim thai. Đây chính là những lý do mà các mẹ có thai ở tuổi 35, 40 thường được bác sĩ chỉ định phải mổ lấy thai.
Cuối cùng, nguy cơ sảy thai, thai lưu, sinh non, sinh thiếu tháng, thai nhẹ cân cũng tăng lên khi mẹ bước qua tuổi 35.
35 tuổi là mốc quan trọng trong tiến trình sinh sản của người phụ nữ. Bởi từ độ tuổi này chất lượng trứng giảm rõ rệt: số lượng trứng non phát triển thành trứng trưởng thành giảm do sự thay đổi nồng độ các hormone nội tiết của người phụ nữ ở tuổi 35 – 40; hệ quả là số lượng trứng có hiện tượng phóng noãn và rụng, tức là có khả năng thụ thai giảm.
Theo nghiên cứu, một phụ nữ khỏe mạnh ở tuổi 20 – 29 dễ thụ thai (đây là độ tuổi sinh con tốt nhất), đến tuổi 30 chỉ có 20% cơ hội thụ thai mỗi tháng, 40 tuổi thì cơ hội chỉ còn 5%. Bước sang tuổi 45, đa số muốn có con phải cần đến ít nhất một phương pháp hỗ trợ sinh sản là xin trứng của một người phụ nữ trẻ tuổi khác.
Mặt khác, dù trứng chín và rụng, sự kết dính các nhiễm sắc thể với nhau của trứng vẫn có thể xảy ra. Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân khiến trẻ sinh ra mắc các hội chứng chậm phát triển trí não, vận động như Down, Edwards,…
Tuổi tác cũng làm tăng cơ hội của các vấn đề di truyền. Đây là lý do làm tăng nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down ở phụ nữ trên 35 tuổi. Ở tuổi 25, tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down là 1/1.250. Ở tuổi 30, tỷ lệ này tăng lên với 1/952. Ở tuổi 35, con số này trở nên đáng lo ngại: 1/378 phụ nữ có nguy cơ sinh con mắc Hội chứng Down.
Giả sử một người phụ nữ không có bất kỳ triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ vô sinh nào, bạn có thể bắt đầu cố gắng mang thai theo cách tự nhiên. Tuy nhiên, nếu không mang thai sau 6 tháng cố gắng, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa sinh sản để được tư vấn một cách sớm nhất.
Nhiều người phụ nữ sau 35 tuổi thường được khuyên nên cố gắng mang thai tự nhiên trong một năm trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng một năm là quá dài để chờ đợi khi đã qua 35 tuổi. Tuổi tác càng lớn, tỷ lệ mang thai thành công ngay cả khi điều trị sinh sản sẽ giảm, điều quan trọng là phải nhanh chóng nhận được sự giúp đỡ từ các chuyên gia sản khoa để điều trị sớm nhất.
Nếu phụ nữ sau tuổi 40 tuổi và muốn mang thai, hãy đi khám bác sĩ ngay và không cần phải bỏ một khoảng thời gian như 6 tháng đến 1 năm để thử trước. Một số bài kiểm tra khả năng sinh sản cơ bản phụ nữ nên làm ở độ tuổi này như: kiểm tra mức AMH và FSH, từ đó các bác sĩ sẽ có dữ liệu quan trọng về dự trữ buồng trứng hiện tại của người phụ nữ.
“Ở tuổi 40, số lượng và chất lượng nang noãn sẽ giảm. Khi kích thích buồng trứng, số nang noãn phát triển được rất ít, đến khi chọc hút noãn thì chất lượng cũng không cao. Nếu phụ nữ có AMH thấp mà còn trẻ thì khả năng thành công sẽ cao hơn vì chất lượng noãn thu được tốt hơn. Nhưng phụ nữ từ 35 đến 40 tuổi trở lên muốn mang thai cần đi khám sớm để nếu phát hiện các bất thường về sinh sản hay chỉ số dự trữ buồng trứng quá thấp có thể được điều trị kịp thời, nâng cao tỷ lệ thành công”, PGS.TS.BS Lê Hoàng nói.
Bác sĩ CKI Cao Tuấn Anh – bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh cũng chia sẻ thêm: “Ở những người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, chỉ số AMH thường sẽ giảm và nó sẽ giảm dần theo độ tuổi, tuổi càng cao thì AMH càng thấp.”
Nếu theo phân loại đáp ứng kém theo tiêu chuẩn Poseidon mới nhất hiện tại, thì IVFTA đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân nhóm 3 (những người phụ nữ dưới 35 tuổi có chỉ số nang thứ cấp dưới 5 và AMH dưới 1,2) hoặc những bệnh nhân thuộc nhóm 4 (từ 35 tuổi trở lên, có chỉ số nang thứ cấp dưới 5 và AMH dưới 1,2). Đây là những bệnh nhân vô sinh hiếm muộn thuộc dạng “ca khó”, hiện đang là thách thức không chỉ với IVFTA mà còn trên toàn thế giới.
Và để tìm ra được phác đồ cụ thể để áp dụng chung cho từng cá thể, từng đối tượng người bệnh là điều rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, bác sĩ IVF trên thế giới đang mong mỏi. Tại IVFTA, các bác sĩ đã cá thể hóa từng trường hợp, tức tùy từng ca bệnh cụ thể mà lựa chọn phác đồ cụ thể cho phù hợp. Điều chỉnh thuốc sẽ phụ thuộc vào đáp ứng mỗi người và cần có sự chỉ định của các bác sĩ để liều thuốc phù hợp, bên cạnh đó là sự theo dõi rất sát sao để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Có những trường hợp AMH thấp, có những trường hợp chỉ kích lên được khoảng 1-2-3 nang trứng trội. Trong trường hợp này, cần đầu tư về trang thiết bị, kỹ thuật, cần sự đồng bộ từ đội ngũ để làm sao thu được số lượng noãn tối ưu, số phôi tốt nhất để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng (Mild Stimulation) được coi là giải pháp mới, mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ lớn tuổi có chỉ số buồng trứng thấp và mong muốn có con.
Hiện nay, tại BVĐK Tâm Anh, hàng ngàn em bé từ những người mẹ tuổi trên 35, thậm chí trên 50 đã ra đời thành công nhờ các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại. Không bao giờ là quá già để có con, hành trình mang thai của người phụ nữ sau 35 tuổi có thể khó khăn hơn với giai đoạn tuổi trẻ, vì thế hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ đầu ngành để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.
Chính vì sau tuổi 35, hay muộn hơn là sau tuổi 40, phụ nữ sinh con phải đối mặt với nhiều nguy cơ nên việc giữ gìn sức khỏe trước và trong khi mang thai rất quan trọng. Chị em tuổi này cần khám thai định kỳ đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, có thể chị em phải cần đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản để quá trình mang thai, sinh nở được diễn ra thuận lợi.
Để đặt lịch thăm khám và tư vấn tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA), vui lòng gọi tổng đài 024 3872 3872.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Quý khách có thể liên hệ trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh theo địa chỉ: 108 phố Hoàng Như Tiếp, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.