Công ty du lịch Việt Du được thành lập ngày 30/08/2012. Do sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp phép.
Công ty du lịch Việt Du được thành lập ngày 30/08/2012. Do sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp phép.
Du lịch là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “tonos” có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được đưa vào hệ ngữ Latinh thành Tunur và sau đó thành Tour trong tiếng Pháp với nghĩa là đủ vòng quanh, cuộc dạo chơi. Theo Robert Langquar(1980), từ Tourism (du lịch) lần đầu tiên được sử dụng trong tiếng Anh vào năm1800 và được quốc tế hóa. Trong tiếng Việt, thuật ngữ Du lịch là một từ gốc Hán – Việt, tạm hiểu là đã chơi, trải nghiệm.
Theo Liên đoàn Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragization IUOTO), du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên tục nhưng không qua một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư loại trừ các du hành có mục đích chính là kiếm tiền.
Khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng giá trị, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.”
Với mô hình này, các chủ khu du lịch sinh thái tại Việt Nam không cần phải đầu tư quá nhiều vào các công trình hiện đại như hồ bơi, nhà hàng hay quán bar, bởi du khách thường tìm kiếm không gian giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Khi đến đây, họ có thể tham gia vào các hoạt động nông nghiệp như trồng rau, bổ củi, tưới cây, nấu ăn,... trong một không gian yên tĩnh, thoáng đãng.
Mô hình du lịch nông nghiệp này đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại các tỉnh miền Nam. Những địa phương như Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Nai,… nổi bật với diện tích vườn cây ăn trái lớn và đa dạng các loại quả.
Du lịch sinh thái miệt vườn không chỉ mang lại giá trị kinh tế từ nông sản mà còn tạo ra sức hút lớn, lôi cuốn nhiều khách tham quan. Tại các vườn cây, du khách không chỉ được dạo chơi trong bóng mát, mà còn có thể tự hái và thưởng thức trái cây hoặc mua mang về với giá cả hợp lý.
Du lịch sinh thái miệt vườn (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra, nhiều chủ vườn còn đầu tư các dịch vụ như homestay, cung cấp các món đặc sản địa phương như rượu dừa, gỏi chôm chôm, cá lóc nướng trui. Một số nơi còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách như làm kẹo, dệt vải, hay lấy mật ong.
Hội An không chỉ nổi tiếng với phố cổ yên bình và làng gốm Thanh Hà có lịch sử hơn 500 năm, mà còn được biết đến với làng rau Trà Quế có truyền thống lâu đời. Đây là địa điểm lý tưởng để du khách rời xa sự nhộn nhịp, ồn ào của đô thị, và tận hưởng một ngày trải nghiệm cuộc sống nông thôn.
Khi đến đây, bạn không chỉ được tham quan hơn 20 loại rau đặc trưng của vùng Quảng Nam như húng. tía tô, é…, mà còn có cơ hội học cách trồng rau, bón phân, gieo hạt. Bên cạnh đó, bạn có thể thưởng thức các món ăn được chế biến từ những loại rau mình thu hoạch, chẳng hạn như mì Quảng, cao lầu, bánh xèo,…
Hoạt động du lịch trải nghiệm tại Đà Lạt hiện đang thu hút đông đảo du khách. Thành phố này từ lâu đã được biết đến với những tên gọi như "thành phố ngàn hoa", nổi bật với khí hậu mát mẻ quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại rau và hoa màu. Chính nhờ điều này, mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp tại đây đã phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Du khách khi đến Đà Lạt có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị như mô hình "Một ngày làm nông dân" tại Hồ Xuân Hương, "Một ngày với nông nghiệp công nghệ cao" ở Trại Mát, hoặc khám phá nhà vườn Organic, trang trại Langbiang, làng hoa Thái Phiên, làng hoa Vạn Thành, Trại Hầm, Vườn Thương,…
Khi ghé thăm Sài Gòn, nhiều du khách thường nghĩ ngay đến những điểm tham quan đông đúc, các khu vui chơi giải trí sôi động mà ít để ý rằng dọc theo sông Sài Gòn có một hệ thống du lịch sinh thái phong phú với nhiều khu du lịch được yêu thích.
Chẳng hạn, du khách có thể trải nghiệm làng nổi Tân Lập, nơi lý tưởng cho những ai yêu thích sông nước; khu du lịch sinh thái Bọ Cạp Vàng với đa dạng các hoạt động vui chơi và nghỉ dưỡng; làng du lịch sinh thái Tre Việt với không gian rộng lớn, mát mẻ dưới bóng dừa; hay khu du lịch Thủy Châu với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của rừng xanh, suối nước và thác nước,...
Du lịch nông nghiệp tuy vẫn còn là một khái niệm khá mới, nhưng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và thu hút sự chú ý không chỉ từ du khách trong nước mà cả từ bạn bè quốc tế. Hãy thử tham gia vào loại hình du lịch này để khám phá sự khác biệt, tìm kiếm những trải nghiệm độc đáo và cảm nhận sự bình yên trong tâm hồn. Liên hệ với Đất Việt Tour qua 1800 6700 để cập nhật ngay những thông tin du lịch mới nhất.
Cứ tưởng du lịch là một ngành khai thác kinh tế sạch nhất, nên trước đây nó từng được gọi là “nền công nghiệp không khói”.
Càng lúc các quốc gia mạnh về du lịch càng thấy rằng, ngành du lịch sẽ không xứng đáng được mang cái “tên thánh” ấy khi ngành này phát triển rộng hơn nhờ thế giới tối đa và tối ưu hóa phương tiện chuyên chở, nhà hàng khách sạn và đa dạng hóa các điểm tham quan dã ngoại v.v...
Khái niệm du lịch “bền vững”, “có trách nhiệm”, du lịch “sạch” xuất phát từ đó và trở thành một lời kêu gọi thống thiết từ những nhà quản lý, công ty cũng như khách du lịch có ý thức bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn môi sinh cho chính cộng đồng con người và sinh vật ngay trên khu vực khai thác du lịch.
Thật ra, chưa ai tính được tốn kém chi phí làm sạch lại môi trường và tái tạo môi sinh trong một vùng du lịch đã được khai thác bằng những con số kế toán cụ thể. Nhưng điều rõ ràng là một địa điểm du lịch quá dơ bẩn và mất vệ sinh như vung vãi bao nylon, các túi chai đựng thực phẩm và kể cả thức ăn thừa... thường khó thu hút lại khách tham quan.
Không như các ngành công nghiệp khai khoáng hay các công trình thủy điện, khu vực ảnh hưởng của chúng lúc hoạt động khá hạn hẹp ngay từ lúc khởi công đến khi vào vận hành, ngành du lịch ngày nay đang chịu sức ép khai thác kinh tế trên diện rộng mà nguồn thu nhập của ngành lại chính là tiền bạc từ trong túi của đối tượng khai thác là khách du lịch.
Chính vì vậy, nếu không bền bỉ kêu gọi “thượng đế” để mong được sự thông cảm và hỗ trợ của họ, và nếu như gặp phải sự vô tâm, vô cảm của chính công ty khai thác mà chỉ chạy theo đồng tiền và lợi nhuận... thì không mấy chốc các khu du lịch, những danh lam đẹp như mơ trở thành các núi rác, lại là ổ dịch bệnh cho dân cư trong vùng.
Phát triển du lịch bằng mọi giá hay chỉ tính trên cơ số kim ngạch để đạt kế hoạch kinh doanh của ngành du lịch của một nước hay một vùng nào đó mà không cân nhắc, cân đối giữa rủi ro gặp phải và yếu tố bù đắp, đôi khi dân chúng phải vì bát cơm mà mua chén thuốc.
Thật ra, khối lượng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên của ngành du lịch là vô bờ bến chứ không như điều trước đây thường được nghe nói “ngành công nghiệp không khói” với hàm ý là ngành khai thác kiếm tiền không bụi bẩn, không đốt rừng phá núi... như nhiều người lầm tưởng.
Một cơ quan quản lý du lịch Pháp đưa ra các con số “tiêu hao” cho các hoạt động khai thác du lịch. Rất bất ngờ vì chúng không hề thua kém các ngành công nghiệp “có khói” khác.
Khối lượng tiêu thụ nước ngọt cho từng hành khách, tắm rửa, ăn uống, nước sử dụng cho các hồ tắm, tưới cỏ các sân golf được tính là 440 lít/ngày/đầu người.
Để thỏa mãn các hoạt động du lịch có liên quan, các nhà tổ chức tour phải động chân động tay để khai thác khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, đất, rừng, đất ngập nước, động vật hoang dã và cảnh quan... Hệ quả là phải phá rừng vô tôi vạ, gây nên hiện tượng xói mòn đất, lũ quét, đất chuồi... Nếu được quy ra thành chất đốt, củi sinh hoạt phải tốn đến 4-5 kg củi đốt nấu nướng và sưởi ấm/ngày/khách dã ngoại.
Tuy có tiếng là loại hình công nghiệp không khói, ngành du lịch phải sử dụng các phương tiện vận chuyển, xả thải gồm khói (máy bay), nước (tàu thủy), các chất rắn và lỏng, các sản phẩm thuộc dầu và dư lượng hóa chất còn quá hơn các ngành “có khói”. Giả sử như một tàu thủy du lịch xuyên đại dương xả chừng 7.000 tấn chất thải mỗi năm.
Nếu như tính 60% lượng hành khách đi máy bay là người đi du lịch, thì khói thải của ngành hàng không cũng nên được chia công bằng cho ngành du lịch. Đó là chưa nói đến sự hao mòn, tàn phá các vùng ngập mặn, các rạn san hô, các bãi biển nhường dần cho những công trình đô thị phục vụ du lịch...
Chỉ trừ một số công ty “ăn xổi ở thì”, nếu như các doanh nghiệp không tham gia vào các chương trình du lịch bền vững một cách chủ động và kịp thời, thì chính họ sẽ làm nghèo và xấu đi vùng khai thác du lịch, mà hệ quả là đẩy nhanh quá trình làm “tái nghèo” nơi đã từng hy sinh làm “con bò sữa” cho mình mà có khi doanh nghiệp du lịch phải dẹp tiệm vì khách sẽ không muốn lai vãng, mua tour của công ty “vô trách nhiệm” ấy nữa.