Kỹ Sư Phần Mềm Lương Bao Nhiêu

Kỹ Sư Phần Mềm Lương Bao Nhiêu

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì kỹ sư phần mềm là một trong những ngành hot hiện nay. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến, mức lương cao chính là điều hấp dẫn của công việc này. Nếu bạn có ý định theo đuổi ngành kỹ sư phần mềm thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thì kỹ sư phần mềm là một trong những ngành hot hiện nay. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến, mức lương cao chính là điều hấp dẫn của công việc này. Nếu bạn có ý định theo đuổi ngành kỹ sư phần mềm thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Những kỹ năng và tố chất một kỹ sư phần mềm

Điều kiện ứng tuyển thành công vị trí kỹ sư phần mềm là gì? Cụ thể, ứng viên phải đáp ứng đầy đủ những yếu tố quan trọng sau đây:

Chắc chắn, lập trình viên am hiểu ngôn ngữ lập trình và framework. Đây là điều kiện tiên quyết giúp họ thích nghi dễ dàng với ngôn ngữ lập trình và nhiều hệ điều hành khác nhau.

Tuy nhiên, để trở thành kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp, điều quan trọng là bạn phải biết chuyên sâu tối đa là một ngôn ngữ lập trình. Sẽ rất tốt cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn nếu tích cực học thêm 2-3 ngôn ngữ lập trình khác để có được nhận thức chính xác về các điểm khác biệt trong cách vận hành của chúng.

Tùy thuộc vào bản thân và vấn đề muốn giải quyết mà bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ chính. Bạn cũng có thể lựa chọn ngôn ngữ được sử dụng phổ biến để phát triển.

Trong công việc, kỹ sư phần mềm cần hiểu rõ cách hoạt động của cơ sở dữ liệu vì đây là phần chính của ứng dụng, phần mềm bởi dữ liệu thu thập được lưu giữ ngay tại đây. Người đảm nhận vị trí kỹ sư phần mềm cũng cần có kiến thức về cách tạo, xóa, cập nhật, chèn thêm bản ghi, cách tổ chức cơ sở dữ liệu, biết được cơ sở dữ liệu nào tốt hơn để sử dụng trong từng dự án,…

Trong công việc, kỹ sư phần mềm cần hiểu rõ cách hoạt động của cơ sở dữ liệu

Một sai lầm lớn trong quá trình sản xuất đó là triển khai và sử dụng các đoạn mã chưa được kiểm duyệt kỹ càng. Dù bạn không phải là Tester thì kỹ sư phần mềm cũng cần có khả năng kiểm tra, gỡ lỗi mã.

Việc kiểm tra ứng dụng, phần mềm yêu cầu họ phải xem xét và đánh giá kỹ lưỡng bởi chỉ cần lỗi nhỏ cũng có thể dẫn tới những vấn đề phức tạp. Việc xây dựng cấu trúc tư duy rõ ràng sẽ giúp họ dễ dàng rà soát lại từng khâu trong quy trình để phát hiện ra vấn đề còn tồn đọng. Đồng thời, kỹ sư phần mềm cũng cần tự đặt câu hỏi, thử nghiệm và kiểm tra ý tưởng nhiều lần để xây dựng nên phiên bản tốt nhất cho sản phẩm.

Làm việc để xác định được nhu cầu khách hàng

Để khách hài lòng thì sản phẩm phần mềm tạo ra phải đáp ứng nhu cầu của họ. Do đó kỹ sư phần mềm sẽ là người tìm hiểu những mong muốn của khách hàng là gì, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu cho sản phẩm tạo ra.

Xem thêm: Việc làm Kỹ sư phần mềm

Xác định nhu cầu khách hàng là việc làm đầu tiên của một kỹ sư phần mềm (Nguồn: Internet)

Kiểm tra và cài đặt chương trình khách hàng

Sản phẩm sau khi đã hoàn thành, kỹ sư phần mềm sẽ kiểm tra lại toàn bộ hệ thống. Nếu phát sinh lỗi, họ phải tiến hành tìm hiểu và phối hợp cùng đội ngũ của mình để sửa chữa. Nếu đã hoàn chỉnh, kỹ sư phần mềm sẽ cài đặt chương trình cũng như hướng dẫn sử dụng và giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

Kỹ sư phần mềm là người tiến hành kiểm tra, cài đặt và hướng dẫn khách hàng sử dụng phần mềm (Nguồn: Internet

Ở mỗi công ty khác nhau thì nhiệm vụ của kỹ sư phần mềm ít nhiều không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung trách nhiệm của vị trí công việc này sẽ gồm:

Kỹ sư phần mềm có nhiều nhiệm vụ trong cả một quá trình tạo ra phần mềm (Nguồn: Internet)

Trong bất kỳ ngành nghề nào thì trình độ chuyên môn bao giờ cũng là yếu tố cần cần thiết. Đặc biệt đối với công việc mang nặng tính kỹ thuật như kỹ sư phần mềm thì càng đòi hỏi tính chuyên môn như: viết mã code, ngôn ngữ lập trình, cấu trúc dữ liệu, kiến thức khoa học máy tính, testing,.. Đây là kiến thức bạn phải trải qua quá trình học tập ở trường lớp và tích lũy trong quá trình làm việc của mình.

Xem thêm: Tester là gì? Mô tả công việc, kỹ năng cần thiết trở thành tester

Kỹ năng chuyên môn là yếu tố không thể thiếu của một kỹ sư phần mềm (Nguồn: Internet)

Hầu hết các tài liệu chuyên ngành về phần mềm được viết bằng tiếng Anh do đó người kỹ sư phần mềm phải có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, đọc hiểu các câu lệnh bằng tiếng Anh. Ngoài ra với xu thế hội nhập thế giới, việc sở hữu khả năng ngoại ngữ giỏi sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm tốt cho bạn hơn.

Kỹ sư phần mềm phải có khả năng đọc hiểu tài liệu tiếng Anh (Nguồn: Internet)

Làm việc với lập trình viên để tạo ra mã code

Sau khi đã có ý tưởng về chương trình, kỹ sư phần mềm sẽ phối hợp với lập trình viên cụ thể sẽ hướng dẫn, giải thích và truyền tải những yêu cầu của khách hàng. Đảm bảo sao cho lập trình viên hiểu và viết chương trình đúng mục đích.

Phối hợp với lập trình viên để viết code là việc làm không thể thiếu của kỹ sư phần mềm (Nguồn: Internet)

Phân loại chức danh của kỹ sư phần mềm

Trách nhiệm chính của kỹ sư phần mềm là gì? Đó là xây dựng phần mềm. Tuy nhiên, có một số chức danh khác nhau mà kỹ sư phần mềm có thể đảm nhận như:

Kỹ sư front-end sử dụng công cụ và công nghệ như JavaScript, CSS, HTML để xây dựng giao diện cho người dùng (UI). Giao diện người dùng gồm yếu tố hình ảnh mà họ nhìn thấy khi truy cập trang web hoặc mở ứng dụng, bao gồm: phông chữ, bố cục, nút, giao diện tổng thể,… Dựa trên những thành phần đó và giao diện đồ họa từ phía khách hàng để xây dựng, phát triển sản phẩm. Điều này đảm bảo người sử dụng nhìn thấy phần mềm họ đang tương tác.

Kỹ sư backend làm việc tại máy chủ, có trách nhiệm xử lý tác vụ liên quan đến máy chủ và quản trị cơ sở dữ liệu.

Front-end và back-end luôn song hành với nhau. Các đồ họa là kết quả từ sự phát triển của front-end. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu lưu trữ sẽ thực hiện công việc hậu trường của back-end. Để phát triển tốt backend, yêu cầu người kỹ sư phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình Python, Ruby, Java,…

Kỹ sư full-stack thực hiện phát triển front-end và back-end. Người làm công việc này luôn sở hữu nhiều kỹ năng nên các công ty luôn có nhu cầu tuyển dụng. Việc có được kỹ sư Fullstack mang đến rất nhiều lợi ích cho công ty.

Kỹ sư phần mềm lương bao nhiêu?

Cuộc sống ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm thông minh, các ứng dụng tiện ích hay hệ thống phần mềm càng cao. Vì vậy nhu cầu tuyển dụng cho vị trí kỹ sư phần mềm nói riêng và vị trí việc làm khác trong ngành khoa học công nghệ nói chung rất lớn.

Ngoài cơ hội nghề nghiệp rộng mở thì mức lương của kỹ sư phần mềm cũng là điều được nhiều bạn quan tâm. Theo trang khỏa sát VietnamSalary.vn thu nhập trung bình của vị trí việc làm này vào khoảng 13,4 triệu/tháng, mức cao nhất có thể lên đến 25 triệu/tháng và thấp nhất là 6 triệu/tháng. Mức lương sẽ tùy vào kinh nghiệm, năng lực chuyên môn của mỗi ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Vì vậy hãy cố gắng học tập, trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm để có cơ hội thăng tiến trong công việc bạn nhé.

Mức lương của kỹ sư phần mềm tương đối cao (Nguồn: Internet)

Trở thành một kỹ sư phần mềm giỏi là điều không đơn giản, CareerViet hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trên chặng đường chinh phục vị trí công việc này. Để cập nhật thông tin việc làm chất lượng hãy truy cập ngay CareerViet. Đây là một trong những nền tảng tuyển dụng uy tín và lớn nhất hiện nay, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với hàng ngàn việc làm khắp toàn quốc.

Nhân sự IT phần mềm nằm trong số những ngành được trả lương cao nhất tại Việt Nam, với mức hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Theo thống kê của nền tảng tuyển dụng TopCV, nhân viên IT phần mềm là một trong ba vị trí được "săn tìm" nhiều nhất trong 2022 và xu hướng này vẫn tiếp tục được duy trì năm nay, cùng hai ngành khác là kinh doanh và marketing.

Trong số 10 ngành nghề được khảo sát, IT phần mềm và Công nghệ thông tin (CNTT) thuộc nhóm có lương cao nhất khi so sánh về nhân sự có cùng thâm niên.

Cụ thể, vị trí thực tập sinh trong lĩnh vực IT phần mềm có lương 3-5 triệu đồng. Trong khi đó, lương cùng vị trí của ngành truyền thông, quảng cáo là 2,5-4 triệu đồng, ngành kiểm toán 3-4 triệu đồng và ngành giáo dục là 2,5-4,3 triệu đồng.

Với thâm niên 1-3 năm, nhân sự ngành IT phần mềm được trả 15-30 triệu đồng, còn trên 5 năm kinh nghiệm là 30-50 triệu đồng. Với ngành CNTT, mức lương tương ứng là 13,8-25 triệu và 30-50 triệu đồng.

Thống kê cũng cho thấy kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng không nhỏ đến lương của ngành IT, CNTT. Trong khi nhân sự IT dưới một năm kinh nghiệm chỉ nhận lương 7-16,5 triệu đồng, nhưng sau 1-3 năm, con số này đã gấp đôi.

Ở vị trí quản lý, lương của Giám đốc công nghệ (CTO) cũng được trả cao nhất, dao động trong khoảng 60-142 triệu đồng. Mức này cao hơn nhiều so với Giám đốc nhân sự (49,5-90 triệu đồng), Giám đốc kinh doanh (60,5-120 triệu đồng) và Giám đốc tài chính (50,5-105) triệu đồng.

Một lập trình viên tại Việt Nam. Ảnh: Funix

Theo ông Vũ Nhật Anh, đồng sáng lập kiêm Giám đốc Sản phẩm và công nghệ của TopCV, trung bình lương của CTO "nhỉnh hơn một chút" so với các vị trí C-Level khác do đặc thù của lĩnh vực. Không chỉ CTO mà các vị trí chuyên môn bình thường trong mảng công nghệ cũng có mặt bằng lương cao hơn các ngành nghề khác. Với các công ty lấy sản phẩm công nghệ làm giá trị tạo lợi thế cạnh tranh, vai trò của người làm công nghệ, phần mềm càng quan trọng.

Ông cho biết IT phần mềm không chỉ đứng thứ ba trong Top 5 vị trí được tuyển dụng nhiều nhất mà còn đứng thứ hai trong các vị trí khó tuyển và giữ chân nhất trong năm 2022. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang phải đối mặt thách thức lớn trong việc tìm kiếm và giữ chân nhân tài công nghệ trong tương lai.

Theo phân loại của nền tảng, IT phần mềm là một nhóm nhỏ của ngành công nghệ thông tin. Nhân viên trong mảng này đóng vai trò quan trọng trong phát triển và duy trì ứng dụng, hệ thống công nghệ. Những sản phẩm này giúp đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo đổi mới và nâng cấp công nghệ, đồng thời tăng cường cạnh tranh và phát triển của công ty.

Trong khi đó, kỹ sư công nghệ thông tin là các nhân sự có hiểu biết, kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo thiết bị phần cứng, thiết bị số, có kỹ năng lập trình, quản lý thông tin, quản lý mạng máy tính... Lĩnh vực công nghệ thông tin có nhiều nhóm chuyên ngành khác nhau như hệ thống thông tin, khoa học máy tính, truyền thông và mạng máy tính, kỹ thuật máy tính.

IT phần mềm, Nhân sự, Nhà hàng khách sạn là ba ngành đang được dự báo có biến động nguồn nhân lực lớn trong giai đoạn sáu tháng đầu 2023, khi tỷ lệ người lao động có nhu cầu chuyển việc cao, lần lượt là 24,2%, 24% và 22,1%.

Báo cáo của TopCV dùng phương pháp thống kê định lượng, dựa trên 300.000 tin tuyển dụng và 3.000 lao động và các dữ liệu công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian diễn ra khảo sát từ 21/12/2022 đến 28/3. Tại Việt Nam, TopCV, thành lập năm 2014, là nền tảng tuyển dụng nhân sự có 6,9 triệu người dùng và 180 nghìn khách hàng doanh nghiệp, giúp hàng triệu người tìm việc thành công mỗi năm.

Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là người tạo ra sản phẩm phần mềm, hệ thống trên máy tính. Nhiệm vụ chính của họ nói đơn giản vị trí này là tìm hiểu nhu cầu của người dùng, so sánh với nguồn lực của công ty để thiết kế phần mềm đáp ứng nhu cầu đó. Kỹ sư phần mềm phải có tầm nhìn tổng quát, kiến thức ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, kĩ thuật ứng dụng toán học, thiết kế,…

Khi công nghệ trở thành yếu tố dường như là không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại và bằng chứng rõ nhất là trong đợt dịch Covid-19, mọi người phải làm việc online thông qua các ứng dụng gặp Zoom, Google Meet, Word, Excel, Powerpoint,… Đó là lý do tại sao kỹ sư phần mềm trở nên hot trên thị trường việc làm ở Việt Nam hiện nay.