Luyện Nghe Bảng Chữ Cái Tiếng Anh

Luyện Nghe Bảng Chữ Cái Tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh (tiếng Anh: English alphabet) hiện đại là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 chữ cái.

Bảng chữ cái tiếng Anh (tiếng Anh: English alphabet) hiện đại là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 chữ cái.

Nét chữ Hàn Quốc khác gì với nét chữ Việt Nam?

Thoạt đầu nhìn chữ tiếng Hàn, tiếng Nhật hay tiếng Trung, bạn sẽ khó nhận ra đâu là thứ tiếng nào và không ít người đã nghĩ rằng viết được các chữ này rất khó và lằng nhằng. Thực tế, chữ cái tiếng Hàn là chữ cái dễ viết nhất trong các ngôn ngữ kể trên, thậm chí nếu so sánh với tiếng Việt, tiếng Hàn còn dễ viết hơn rất nhiều lần. Vậy nên bạn đừng lo lắng khi học bảng chữ cái tiếng Hàn nhé!

Chữ Hàn Quốc hay còn gọi là Hangeul, là sự kết hợp bởi 3 nét ký tự tượng hình tượng trưng cho thiên, địa, nhân - ㅇ, ㅡ,ㅣ. Tất cả các chữ tiếng Hàn đều được hình thành nên bởi 3 ký tự này. Tiếng Hàn đơn giản vì chỉ có nét thẳng và nét tròn còn tiếng Việt chúng ta là tập hợp đủ các nét vòng, nét thẳng, nét tròn, nét chéo… và một “đội ngũ” 5 dấu câu tương ứng với 5 thanh điệu.

Bạn chỉ cần mất một buổi sáng để học thuộc và viết được tất cả các chữ cái một cách dễ dàng. Vậy phải viết và trình bày chữ tiếng Hàn sao cho đẹp nhất? Hãy theo dõi cách viết dưới đây.

“Nét chữ nét người” là câu nói quen thuộc của cha ông ta, nói về tầm quan trọng của việc viết chữ. Từ nhỏ khi học tiếng Việt, chúng ta đã phải trải qua các bài tập viết, luyện viết chữ đẹp hay cả các cuộc thi vở sạch chữ đẹp… Tất cả cho thấy vai trò quan trọng của việc viết chữ. Đến bây giờ, khi học tiếng Hàn Quốc, việc luyện viết chữ cũng là một trong những yêu cầu bắt buộc với các học viên.

Quy tắc viết tiếng Hàn: Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.

Cách viết nguyên âm trong tiếng Hàn

Cách viết phụ âm trong tiếng Hàn

Với chữ tiếng Hàn, bạn viết theo quy tắc ghép vần đã được học và chú ý đến vị trí viết các patchim. Cân xứng chữ tiếng Hàn đẹp sẽ giúp nét chữ của bạn rõ ràng và hoàn thiện hơn. Nhiều người hay mắc phải lỗi sai là trình bày chữ như tiếng Việt tức là viết các nét dài kéo từ dòng trên xuống dòng dưới viết như vậy là sai quy cách trình bày. Người Hàn viết chữ luôn nằm gọn trong một dòng và các chữ đều viết ở giữa dòng.

Bên cạnh việc học bảng chữ cái, bạn cần chú ý kết hợp luyện viết và luyện phát âm song song để tránh trường hợp học thuộc nhưng không biết cách nói ra. Đừng quên ôn lại thường xuyên để học thuộc được nhanh chóng nhé!

Vở luyện viết chữ Hàn Quốc phần 1 và 2 Link dowload:

https://drive.google.com/file/d/0B7A8CqRWpekAUUFVSDBYWm9Jbm8/view

https://drive.google.com/file/d/0B7A8CqRWpekATFd0bXFCdTlBU1k/view

Bảng chữ cái tiếng Hàn là nền móng đầu tiên cho các bạn có mong muốn học tiếng Hàn Quốc, đây là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất khi bắt đầu học tiếng Hàn. Ở bài viết này chúng ta cũng tìm hiểu về cấu tạo tiếng Hàn như thế nào? Cách viết và cách đọc ra sao?,…

GIỚI THIỆU BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG HÀN

Học tiếng Hàn cũng giống như chúng ta học tiếng Việt hay bất kỳ một môn ngoại ngữ nào, điều đầu tiên chúng ta cần phải học đó là làm quen và học thuộc bảng chữ cái của ngôn ngữ đó. Tiếng Hàn không ngoại lệ, điều đầu tiên bạn cần phải chinh phục được đó là thuộc bảng chữ cái tiếng Hàn thuần thục. So với các ngôn ngữ khác, tiếng Hàn được đánh gia dễ học hơn vì vậy các bạn không cần phải quá lo lắng cho việc học tiếng Hàn nhé.

Để có thể học bảng chữ cái tiếng Hàn một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng điểm qua một vài ý chính về sự hình thành và phát triển của tiếng Hàn để có hiểu biết nhất định về ngôn ngữ này.

Nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Hàn

Nguyên âm Hangeul được tạo nên theo nguyên lý Thiên – Địa – Nhân (천 – 지 – 인)

Ba nguyên tố này kết hợp với nhau, lần lượt tạo nên các nguyên âm Hangeul

Nguyên âm cơ bản trong bảng chữ cái tiếng Hàn Các nguyên âm cơ bảng làㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ, ㅣ, . Mỗi nguyên âm cơ bản đều được xây dựng theo một trật tự nhất định. Do đó, khi viết tiếng Hàn, bạn cần tuân thủ theo quy tắc viết từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.

Bảng chữ cái tiếng Hàn có các nguyên âm ghép bao gồm các nguyên âm: 애, 얘, 에, 예, 와, 왜, 외, 워, 웨, 위, 의

Lưu ý: Các nguyên âm trong bảng chữ cái tiếng Hàn không thể đứng độc lập mà đứng trước nó luôn là phụ âm không đọc “ㅇ” khi đứng độc lập trong từ hoặc trong câu.

Trên đây là 21 nguyên âm trong bản chữ cái tiếng Hàn. Tổng hợp lại bạn có thể viết như sau:

Khi học nguyên âm, bạn cần lưu ý đến cách phát âm trong tiếng Hàn và cách ghép âm tiếng Hàn của các nguyên âm với phụ âm trong tiếng Hàn.

Cách ghép nguyên âm và phụ âm trong tiếng Hàn:

Các nguyên âm ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅣ là các nguyên âm dọc. Theo quy tắc viết chữ Hàn Quốc, các nguyên âm này được đặt bên phải của phụ âm trong âm tiết.

Các nguyên âm ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ là các nguyên âm ngang. Theo quy tắc viết chữ Hàn Quốc, các nguyên âm này được đặt ngay bên dưới phụ âm đầu tiên của một âm tiết.

Lưu ý, khi không có âm phụ nào đứng trước nguyên âm thì âm “ㅇ” sẽ được tự động thêm vào. Lúc này phụ âm “ㅇ” là một “âm câm” và có vai trò như là một ký tự làm đầy.

Ví dụ chữ 이 sẽ được phát âm giống nhưㅣ, còn 으 sẽ được đọc giống như ㅡ

“Batchim” trong bảng chữ cái tiếng Hàn

Khi các nguyên âm, phụ âm tiếng Hàn kết hợp với nhau sẽ hình thành nên các phụ âm tiết cuối còn được gọi là Patchim (tiếng Hàn: 받침). Sau đây là quy tắc đọc nối âm tiếng Hàn với phụ âm cuối khi học bảng chữ cái tiếng Hàn.

Phụ âm nào trong bảng chữ cái tiếng Hàn cũng có thể trở thành phụ âm cuối. Nhưng khi phát âm thì chỉ đọc thành 7 âm thanh như sau:

Ví dụ trong các từ 학, 간, 올, 닭, 꽃, 있다, 없다 thì các phụ âm ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㄺ, ㅊ, ㅆ, ㅄ là những phụ âm cuối.

Nói về phát âm, các chữ cái Ba Lan chỉ khác chữ cái Việt Nam ở một số chữ cái ngoại lệ. Ví dụ: chữ cái [a, b, m, n] trong tiếng Ba Lan và tiếng Việt đều được phát âm gần giống như nhau. Muốn đọc từ "Việt Nam” của tiếng Ba Lan là "Wietnam” thì phải đánh vần là [viet-nam]

Bởi vậy, để nói được tiếng Ba Lan thì cơ bản là biết phát âm và biết nhận biết chữ cái. Hãy cùng chúng tôi học tiếng Ba Lan, bạn sẽ thấy tiếng Ba Lan không khó học lắm.

32 chữ cơ bản trong bảng chữ cái Ba Lan:

1. a [ a ] ví dụ: Ala [a-la] - là tên riêng người Ba Lan đặt cho con gái

2. ą [ ông ] vd: wąsy [vông-sư ] – râu

3. b [ b ] vd: banan [ba-nan] – quả chuối

4. c [ t‘s ] vd: cebula [t‘sê-bu-la] – hành tây

5. ć [ ch ] vd: ćma [ch-ma] – ong ruồi

6. d [ đ ] vd: dom [đôm] – nhà ở, ngôi nhà

7. e [ ê ] vd: Ela [ê-la] – là tên riêng người Ba Lan đặt cho con gái

8. ę [eng] vd: lęk [leng-k] – nỗi sợ

9. f [ ph ] vd: fala [pha-la] – làn sóng

10. g [ g ] vd: guma [gu-ma] – chun, lốp xe, kẹo cao su, bao cao xu

11. h [ h ] vd: hala [hala] – phòng lớn

13. j [ i >] - đọc như i kéo dài, vd: ja [i>-a] – tôi

14. k [ k ] vd: kawa [ca-va] – cà fê

15. l [ l ] vd: lewa [lê-va] – bên trái

16. ł [ u < ] – u nhẹ vd: ładna [ u 'ađ - na] – đẹp

17. m [ m ] vd: mama [ma-ma] – mẹ

18. n [ n ] vd: nowy [nô-vư] – mới

19. ń [ nh ] vd: koń [kônh] , dzień – ngày

20. o [ ô ] vd: Ola [ ô-la] tên riêng người Ba Lan đặt cho con gái

21. ó [ u ] vd: lód [ lu-đ ] – băng giá

22. p [ p ] vd: pilot [pi-lốt] – phi công, cái điều khiển tivi từ xa

23. r [ r ] vd: robota [rô-bô-ta] công việc

24. s [ s ] vd: sobota [sô-bô-ta] – thứ 7

25. ś [ si ] ślub [si-lub] – đám cưới

26. t [ t ] vd: tata [ta-ta] – cha/ bố

27. u [ u ] vd: uroda [u-rô-đa] – sắc đẹp

28. w [ v ] vd: winda [vin-da] – thang máy

29. y [ ư ] vd: ryba [rư-ba] - cá

30. z [ d ] vd: zero [dê-rô] – con số 0

31. ź [ di ] vd: źle [di-lê] - tồi, xấu

32. ż [ gi (nặng) ] vd: żaba [gia-ba] – con ếch

1. ch [kh] vd: choroba [khô-rô-ba] – bệnh ốm

2. cz [tr] vd: czemu [tre-mu] – vì sao

3. dz [đd] vd: dzień [đdiênh] - ngày

4. dż [đgiư] vd: dżem [đgiêm] – mứt quả

5. dź [đgiờ] vd: dźwig [đgiờ-vig] – cần cẩu, xe nâng

6. rz [giờ (nặng)] vd: rzeka [giê-ca]

7. sz [sờ (nặng)] vd: szum [sum] – tiếng ồn ào

* Nếu chữ "i" đứng sau các chữ "c”, "n” thì cách phát âm cho chữ "i" hơi thay đổi, mềm hơn thường. Vd: Ania [a-nha] - là tên riêng người Ba Lan đặt cho con gái, babcia [bab-cha] – bà nội/ngoại

* Trọng âm (tức âm được nhấn mạnh hơn so với các âm còn lại trong từ) thường là âm thứ 2 tính từ cuối tính lại. Vd trong chữ "wietnam" có tổng cộng 2 âm [viet] và [nam] thì trọng âm sẽ rơi vào tiếng "viet" đứng thứ 2 từ cuối tính lại. Bạn đọc "viet-nam" với chữ [viet] đầu nhấn mạnh hơn chữ [nam] sau là chuẩn: Wietnam [viet-nam], cebula [‘sê-bu-la], sobota [sô-bô-ta]