Về cơ bản, Thu nhập bình quân đầu người đóng vai trò là thước đo xác định sản lượng kinh tế của một quốc gia tính trên mỗi người dân sinh sống tại quốc gia đó. Thông thường, các quốc gia giàu có với dân số nhỏ hơn thường có Thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Theo toán học, sự giàu có của cải vật chất được chia cho ít người hơn, sẽ làm tăng Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia.
Về cơ bản, Thu nhập bình quân đầu người đóng vai trò là thước đo xác định sản lượng kinh tế của một quốc gia tính trên mỗi người dân sinh sống tại quốc gia đó. Thông thường, các quốc gia giàu có với dân số nhỏ hơn thường có Thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Theo toán học, sự giàu có của cải vật chất được chia cho ít người hơn, sẽ làm tăng Thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia.
Sau đây là các quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất theo thống kê của Sách Dữ kiện Thế giới (CIA World Factbook).
1. Cộng hòa Madagascar: 1,500 USD/người
2. Cộng hòa Malawi: 1,500 USD/người
3. Cộng hòa Chad: 1,400 USD/người
5. Cộng hòa Mozambique: 1,200 USD/người
Dưới đây là top 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất tính đến tháng 3 năm 2023, theo thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
1. Luxembourg: 128,820 USD/người
Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia, là giá trị tiền tệ của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi một quốc gia trong một năm, chia cho dân số của quốc gia đó.
Nếu bạn chỉ xem xét tại một thời điểm, thì bạn có thể sử dụng GDP "danh nghĩa" chia cho tổng dân số tại thời điểm đang xét đến. “Danh nghĩa” ở đây có nghĩa là Thu nhập bình quân đầu người được tính theo giá trị tiền tệ hiện tại, chưa điều chỉnh cho lạm phát.
Nếu muốn so sánh Thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia, bạn cần sử dụng phương pháp “ngang giá sức mua” (purchasing price parity, PPP). Đây có vẻ là thước đo khá phức tạp song nó giúp tạo ra sự ngang bằng giữa các nền kinh tế bằng cách so sánh một rổ hàng hóa bỏ qua tác động của tỷ giá hối đoái. Phương pháp này cũng giúp đánh giá đồng tiền của một quốc gia thông qua những gì có thể mua ở quốc gia đó, chứ không chỉ thông qua giá trị của đồng tiền khi được quy đổi bằng tỷ giá hối đoái.
Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những bước chuyển biến rất tích cực kể từ cuộc cải cách kinh tế Đổi mới từ năm 1986. Nỗ lực tận dụng các nguồn lực sẵn có cũng như kết hợp những xu hướng toàn cầu đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với nhiều quốc gia khác.
Theo thống kê của World Bank, từ năm 2002 đến 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 3.6 lần, đạt gần 3,700 USD/người. Mặt khác, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn nghèo ở mức 3.65 USD/ngày, PPP năm 2017) đã giảm từ hơn 14% năm 2010 xuống chỉ còn 3.8% vào năm 2020.
Báo cáo của Tổng Cục Thống kê nước ta cũng cho biết, GDP Việt Nam năm 2022 đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD, tăng 8.02% so với năm 2021. GDP Việt Nam đứng thứ 5 khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore) và xếp thứ 37 thế giới.
GDP bình quân đầu người năm 2022 là 95.6 triệu đồng/người, tương đương 4,110 USD và tăng 393 USD so với năm 2021
Với những kết quả đạt được, theo tầm nhìn phát triển trong tương lai, Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên đầu người đạt 5.9%.
- GDP bình quân đầu người đo lường sản lượng kinh tế của một quốc gia trên mỗi người dân.
- Đây là một thước đo chuẩn mức sống tiêu biểu của một quốc gia, cho thấy người dân được hưởng lợi như thế nào từ nền kinh tế quốc gia của họ.
Công thức tính sức mua tương đương (PPP) là S = P1/P2, trong đó P1 là giá của món hàng ở quốc gia 1, P2 là giá của món hàng tương tự ở quốc gia 2, và S là tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền.
GDP là khái niệm đã trở nên quen thuộc, đặc biệt nó được thường xuyên nhắc tới trên những kênh thông tin về kinh tế, tài chính. Tuy nhiên GDP Per Capita là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy GDP Per Capita là gì? Nó khác gì với GDP và chỉ số này có ý nghĩa như thế nào?
Trước khi hiểu khái niệm GDP Per Capita là gì, cần hiểu GDP là gì.
GDP là viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product, có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội. GDP thể hiện giá trị của một sản phẩm được sản xuất tại một nước trong một giai đoạn nhất định.
Nó là chỉ số dùng để phản ánh sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, vùng lãnh thổ hay nhỏ hơn là các địa phương trong vùng lãnh thổ đó. GDP được tính theo khoảng thời gian nhất định, thường theo từng quý, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 1 năm.
GDP Per Capita, có nghĩa là GDP bình quân đầu người. Chỉ số này phản ánh mức thu nhập trung bình của cá nhân trong một vùng, một nước hoặc lãnh thổ nhất định.
Nó còn được gọi là mức thu nhập trung bình của một cá nhân, mức sống trung bình của một cá nhân trong 1 thời điểm của quốc gia đó, dù họ có thuộc đối tượng lao động hay là người già, trẻ em.
Chỉ số này thường được quốc gia, lãnh thổ tổng kết sau một năm hoặc ít hơn là một quý để biết được mức sống và kinh tế trung bình của một người dân trên vùng lãnh thổ đó.
“GDP Per Capita là một số liệu chia nhỏ sản lượng kinh tế của một quốc gia trên mỗi người và được tính bằng cách chia GDP của một quốc gia cho dân số của quốc gia đó.”
Trước khi tính được chỉ số GDP bình quân đầu người thì nhà kinh tế học phải tính được tổng giá trị sản phẩm quốc nội GDP. GDP cũng có nhiều phương pháp tính khác nhau như phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng cuối cùng và phương pháp thu nhập nhưng tính theo cách này thì kết quả giống nhau.
Sau khi có được GDP, muốn tính chỉ số GDP bình quân đầu người thì lấy tổng GDP của một quốc gia chia cho tổng số dân của quốc gia đó tại cùng 1 thời kỳ. Kết quả này phản ánh GDP trung bình của mỗi người dân, qua đó cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân nước đó.
Vì lấy tổng GDP chia cho tổng dân số, nên kết quả đó chỉ mang tính tương đối – không phản ánh đúngthu nhập của các tầng lớp trong xã hội, sức lao động của tầng lớp chính cũng như sự phân hóa giàu nghèo trong từng nước. Những quốc gia có GDP cao chưa chắc mức sống của quốc gia đó cao nếu như tỉ lệ tăng dân số cao.
Hơn nữa, GDP và GDP bình quân đầu người không phản ánh được những thu nhập không được ghi lại, những hoạt động giao dịch nhà nước không kiểm soát được hay những thu nhập của hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ…
Vậy nên, chỉ số GDP và chỉ số GDP bình quân đầu người đều chưa phản ánh đầy đủ và chính xác nhất về kinh tế của một quốc gia cũng như thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân.
Qua tìm hiểu GDP và GDP per Capita là gì thì có thể thấy dù có hạn chế nhưng GDP và GDP bình quân đầu người vẫn là chỉ số đặc biệt quan trọng đối với từng vùng, từng quốc gia, lãnh thổ.
Chỉ số này cũng là công cụ không thể thiếu để hoạch định chính sách, chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Phản ánh tương đối mức độ giàu có, sự thịnh vượng của quốc gia
GDP bình quân đầu người được nhà kinh tế học sử dụng là công cụ để đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. GDP bình quân đầu người cao, tổng GDP tăng trưởng mạnh so với nước khác, chứng tỏ sự phát triển kinh tế của đất nước đó.
Kinh tế tăng trưởng, thu nhập trung bình cao thì rõ ràng điều đó phản ánh sự phát triển, thịnh vượng của quốc gia đó.
Thước đo năng suất kinh tế của quốc gia
Các nhà kinh tế học sẽ theo dõi và có so sánh chỉ số GDP để phân tích tình trạng tài chính tổng thể của nền kinh tế. Dựa vào phân tích này, nhà kinh tế hiểu rõ hơn về năng suất sản xuất trong nước và có sự so sánh với quốc gia khác. Từ đó đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người.
Nếu GDP bình quân đầu người của quốc gia tăng trong khi mức dân số ổn định, nó phản ảnh kết quả tăng năng suất nhờ những tiến bộ công nghệ, kỹ thuật được cải tiến hoặc chính sách phát triển kinh tế hiệu quả.
Nếu GDP bình quân đầu người cao do dựa trên tổng bố dân số nhỏ, điều này có nghĩa nền kinh tế sức sản xuất phát triển không mạnh, chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên dồi dào.
Phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân nước đó
Nếu GDP bình quân đầu người tăng, dân số giữ ở mức ổn định, chứng tỏ chất lượng cuộc sống của người dân nước đó ổn định. Chỉ số này thường có ở những nước phát triển, với chất lượng cuộc sống của người dân cao.
Tuy nhiên nếu tăng trưởng dân số nhanh hơn cả tăng trưởng kinh tế thì chỉ số GDP bình quân đầu người là âm. Điều này thường xảy ra ở những nước kém phát triển. Hệ quả này dẫn đến mức sống, chất lượng cuộc sống của người dân rất thấp kém.
Những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới phải kể đến như Thụy Sỹ, Nauy, Singapore, Hoa Kỳ, Qatar, Ireland, Hà Lan, Úc, Đan Mạch, Phần Lan…
Việt Nam cũng là một trong những nước đang phát triển có chỉ số GDP bình quân đầu người tăng trưởng theo hàng năm, chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Như vậy, GDP bình quân đầu người là chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng kinh tế của một nước, đánh giá được chất lượng cuộc sống, mức sống cũng như sự phân hóa giàu nghèo của các quốc gia, từ đó là cơ sở để mỗi quốc gia hoạch định chính sách, nâng cao mức sống cho người dân.
Hi vọng với bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm GDP Per Capita là gì cũng như vai trò, ý nghĩa của chỉ số trên đối với từng nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân ở từng vùng, từng lãnh thổ, từng quốc gia.