Như tit ạ, forum mình có thím nào biết thủ tục định cư bên NZ ko. Tư vấn cho em với.
Như tit ạ, forum mình có thím nào biết thủ tục định cư bên NZ ko. Tư vấn cho em với.
Số liệu Amazon đưa ra cho thấy, trong 5 năm qua (2019-2023) các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế với số lượng sản phẩm bán ra trên Amazon tăng 300% trong 5 năm qua.
Năng lực xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam ngày càng tăng. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đạt doanh số 1 triệu USD/năm trên Amazon tăng vọt gấp 10 lần trong vòng 5 năm.
Trong 5 năm, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam tham gia chương trình Đăng ký Thương hiệu (Brand Registry) của Amazon tăng gấp 35 lần.
Năm 2023, số lượng các đối tác bán hàng Việt Nam sử dụng Hoàn thiện đơn hàng bởi Amazon (FBA) tăng hơn 300% so với năm 2019.
Dữ liệu cũng trong 5 năm qua từ Amazon cho thấy, danh mục sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ các đối tác bán hàng Việt gồm: Sức khỏe và chăm sóc cá nhân, nhà cửa, nhà bếp, may mặc và làm đẹp.
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nhận định, đây là 5 xu hướng phát triển quan trọng của xuất khẩu thương mại điện tử Việt Nam trong 5 năm qua. Điều này cho thấy, sự linh hoạt, tinh thần chủ động vươn ra toàn cầu và sẵn sàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời củng cố vị thế của Việt Nam ngày càng tăng trong lĩnh vực xuất khẩu qua thương mại điện tử.
Chính sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại điện tử xuyên biên giới của Việt Nam đã khiến các doanh nghiệp này tự tin và quyết tâm mở rộng quy mô hiện diện cho thương hiệu trên toàn cầu, nâng cao khả năng hiển thị trực tuyến và khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới.
Hơn nữa, việc tận dụng giải pháp vận hành từ Amazon tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hiện diện thương hiệu ra quốc tế một cách nhanh chóng, song song mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.
Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực đổi mới không ngừng, liên tục mở rộng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng thị hiếu ngày càng tăng của khách hàng. Lấy khách hàng làm trọng tâm là cách tiếp cận tạo yếu tố cạnh tranh quan trọng cho các doanh nghiệp Việt. Điều này cũng cho thấy khả năng thích ứng linh hoạt để phát triển trên trường quốc tế, trở thành nhà cung ứng ngày một quan trọng trong thương mại điện tử xuyên biên giới.
Đánh giá điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam khi bán hàng trên Amazon, theo ông Gijae Seong đó là sự năng động, sôi nổi hàng đầu trong khu vực. Chính điều này góp phần làm cho số lượng doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng tăng, cũng như có kỹ năng ban đầu nhất định để nhập cuộc nhanh.
Bên cạnh đó là năng lực sản xuất cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam ở những ngành hàng mũi nhọn. Một số ngành hàng như gỗ, dệt may cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có kỹ năng tốt, lợi thế trên thị trường. Chất lượng sản phẩm Việt Nam cũng không thua kém những sản phẩm được sản xuất ở các nước phát triển khác.
Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định của doanh nghiệp cũng như sản phẩm Việt Nam. Đó là đa phần các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu B2B – sản xuất theo đơn đặt hàng lớn nên khi chuyển sang làm bán lẻ B2C thì thiếu kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thay đổi rất nhanh của khách hàng trên toàn cầu.
Hàng loạt câu hỏi đặt ra: như làm sao để hàng hoá từ Việt Nam đến tay khách hàng ở Mỹ nhanh; làm sao để hoàn thiện đơn hàng, làm sao để xây dựng thương hiệu trên môi trường online… “Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm hoàn chỉnh trong xuất khẩu bán lẻ trên môi trường trực tuyến”, ông Gijae Seong nhấn mạnh.
Mặt khác, các doanh nghiệp kinh doanh online “đi” theo kiểu lướt sóng, không có kế hoạch kinh doanh dài hạn, tham gia với tâm thế “thử bán xem thế nào”. Nhiều sản phẩm doanh nghiệp bán tốt ở Việt Nam rồi họ muốn bán thử trên thị trường quốc tế. Đây không phải là cách tiếp cận mang lại thành công dài hạn trên sân chơi toàn cầu.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam cũng cho biết dù là ngành hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao trên Amazon, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp tham gia thương mại xuyên biên giới còn hạn chế. Ngành gỗ vẫn bộc lộ nhiều yếu kém do đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ yếu gia công từ các đơn hàng đặt từ bên ngoài. Công nghiệp gỗ vẫn phải dựa vào một số lợi thế so sánh đang cạn dần, như nguyên liệu từ vùng trồng của người nông dân nên giá tương đối rẻ, năng lực tiếp thị và xúc tiến thương mại còn yếu kém…
Tương tự, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng cho biết, cũng như ngành gỗ, dệt may vẫn chủ yếu xuất khẩu bằng thương hiệu nước ngoài, bằng thương hiệu Việt rất ít. Đây chính là điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam.
Để sản phẩm gỗ và dệt may Việt Nam vươn rộng ra thế giới, các ý kiến cho rằng doanh nghiệp cần xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng trên toàn cầu… Thương mại điện tử chính là cách giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng, qua đó thương hiệu của doanh nghiệp cũng được người tiêu dùng biết đến nhanh hơn.
Ông Gijae Seong khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu trực tuyến cần xác định đây là cuộc chơi dài hạn, phải đầu tư để có kế hoạch kinh doanh nghiêm túc, tức là không chỉ bán sản phẩm không, không chỉ là câu chuyện cạnh tranh về giá mà còn phải tạo giá trị cộng thêm bằng việc xây dựng thương hiệu.
Đồng thời cải thiện hơn kinh nghiệm xuất khẩu trực tuyến B2C, xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn bằng việc cải tiến sản phẩm dựa trên nhu cầu thị trường thay đổi nhanh chóng, xây dựng thương hiệu để phát triển bền vững…
Đại diện Amazon chia sẻ, những năm trước Amazon đến với doanh nghiệp Việt Nam mang tính dàn hàng ngang, đại trà tức là giới thiệu tiềm năng, cơ hội xuất khẩu online. Nhưng những năm gần đây sau khi đã có những bước đi ban đầu, được trò chuyện, hỗ trợ doanh nghiệp thì thấy các doanh nghiệp ở mỗi ngành nghề khác nhau có câu hỏi, cách thức khác nhau.
Vì thế, tới đây Amazon sẽ định hình tầm nhìn và lộ trình giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và khai thác tiềm năng xuất khẩu thương mại điện tử, đặt trọng tâm vào: Ươm mầm nguồn nhân lực thương mại điện tử xuyên biên giới cho Việt Nam; thúc đẩy mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới; kết nối và tăng cường nội lực cho sản xuất địa phương; quảng bá thương hiệu Việt Nam ra thế giới.
(Thanh tra) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đã ban hành thông báo kết luận thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với Trung tâm Phát triển du lịch TP về tổ chức Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ X năm 2023.
Nghiệm thu quyết toán không đúng quy định
Qua thanh tra cho thấy, trong tổ chức lễ hội, Trung tâm Phát triển du lịch có những hạn chế, thiếu sót, sai phạm.
Đơn vị ban hành Quyết định số 41/QĐ-TTPTDL ngày 20/4/2023 về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu triển khai công tác thuê mướn, mua sắm để tổ chức lễ hội là không cần thiết.
Trung tâm Phát triển du lịch nghiệm thu quyết toán không đúng quy định đối với gói thầu lắp đặt gian hàng, nhà bạt. Từ đó, dẫn đến khối lượng quyết toán chênh lệch thiếu 2 gian hàng, tương đương 18m2 so với khối lượng thực tế.
Không cương quyết xử lý, để cho Công ty Thuận Phát Tài thi công dựng gian hàng nhà bạt trước khi mở thầu, dẫn đến dư luận, phản ánh của báo chí, làm ảnh hưởng đến uy tín của trung tâm, kể cả ban tổ chức lễ hội và lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trung tâm ban hành Quy định số 122/QyĐ-TTPTDL ngày 9/3/2023 về việc tham gia Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ X năm 2023, chưa quy định đầy đủ các nội dung về tiêu chuẩn, quy cách để xét chọn loại hình bánh dân gian, ẩm thực hay đặc sản vùng miền để bố trí gian hàng đúng quy định.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thiếu sót này dẫn đến việc tổ chức, cá nhân tham gia gian hàng kinh doanh sản phẩm không phù hợp, gây dư luận phản ánh chất lượng lễ hội.
Ngoài ra, đơn vị không lập danh sách đại biểu tham dự bốc thăm gian hàng mà chỉ điểm danh trực tiếp tại buổi bốc thăm; xét số lượng, vị trí gian hàng không đúng theo quy định đã ban hành; rút kinh nghiệm trong việc họp xét duyệt hồ sơ đăng ký tham gia Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ X năm 2023 đợt 1 khi chưa thành lập tổ xét duyệt.
“Điều này xét thấy, trung tâm thực hiện không chặt chẽ trong việc xét duyệt số lượng, vị trí, thể hiện sự thiếu minh bạch trong việc bốc thăm, bố trí các gian hàng; trả quyền lợi cho nhà tài trợ, chỉ dựa vào sự thỏa thuận giữa nhà tài trợ và trung tâm, không dựa theo tiêu chí, nguyên tắc, dẫn đến sự thiếu rõ ràng, minh bạch”, Thông báo số 3001/TB-SVHTTDL nêu.
Vi phạm việc cung cấp thông tin
Trong thời gian thanh tra, cơ bản trung tâm đã phối hợp, cung cấp hồ sơ, tài liệu, cung cấp các thông tin để giúp cho đoàn thanh tra thực hiện công tác đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc cung cấp hồ sơ, tài liệu đôi lúc chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc, khó khăn trong công tác kiểm tra của đoàn thanh tra.
Cụ thể, về thành hồ sơ “phiếu bốc thăm bố trí gian hàng”, đây là loại hồ sơ khá quan trọng để phục vụ công tác thanh tra, nhằm kiểm tra, đánh giá sự minh bạch trong việc bố trí gian hàng. Đoàn thanh tra đã yêu cầu, nhưng trung tâm không cung cấp được.
Đến 9 giờ ngày 19/7/2023, trung tâm mới cung cấp được 39 phiếu bốc thăm. Theo báo cáo, thực tế số phiếu cung cấp cho đoàn thanh tra có sự khác biệt, không phản ánh đúng thực tế diễn biến quá trình bốc thăm bố trí các gian hàng, việc báo cáo trước và sau có nội dung khác nhau. Đây là biểu hiện quanh co, thiếu trách nhiệm trong cung cấp hồ sơ, tài liệu, thiếu sự phối hợp với đoàn thanh tra.
Trung tâm vi phạm việc cung cấp thông tin, tài liệu không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác liên quan đến nội dung thanh tra, được quy định tại khoản 7 Điều 8, Luật Thanh tra năm 2022. Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Trung tâm và Trưởng Phòng Dịch vụ phát triển sản phẩm du lịch và viên chức phụ trách.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Giám đốc Trung tâm Phát triển du lịch tổ chức thực hiện kết luận thanh tra; nghiêm túc thực hiện khắc phục các hạn chế, thiếu sót, sai phạm.
Chi ủy Chi bộ, Ban Giám đốc Trung tâm tổ chức, thực hiện kiểm điểm trách nhiệm từng lãnh đạo, viên chức có liên quan trong việc để xảy ra các thiếu sót, sai phạm; có hình thức kiểm điểm nghiêm túc, phù hợp đúng quy định. Báo cáo kết quả xử lý về lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.
Đề nghị Đảng ủy, Hội đồng Khen thưởng, Kỷ luật Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu trung tâm trong việc chỉ đạo, thực hiện đã để xảy ra những thiếu sót, sai phạm; có hình thức kiểm điểm nghiêm túc, phù hợp đúng quy định của Đảng, Nhà nước và pháp luật.