Điểm đánh giá, review hiện tại cho địa điểm Ngõ 230 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội là 4,3/5. Những đánh giá này được tổng hợp và cập nhật vào lúc 17/09/2023 trên tổng đài TimDuongDi.Com.
Điểm đánh giá, review hiện tại cho địa điểm Ngõ 230 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội là 4,3/5. Những đánh giá này được tổng hợp và cập nhật vào lúc 17/09/2023 trên tổng đài TimDuongDi.Com.
Giá : 820 Triệu Diện tích 35 m2 Chiều rộng hẻm/đường: 0 m
Đình Định Công Thượng có từ thế kỷ XVII. Thờ 2 tướng: Hoàng Công (con vua Hùng thứ 17) và Đoàn Thượng. Lễ hội: 11 tháng 2 âl. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1994). Vị trí: số 305 phố Bùi Xương Trạch, XRMC+R3, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam. Cách Ga Hà Nội: 6,7 km (hướng 7 h). Trạm bus lân cận: đầu cầu Lủ.
Du khách đi dọc theo bờ sông Tô Lịch đến cầu Lủ rồi rẽ về hướng bắc đi tiếp hơn 600m nữa sẽ đến đích. Ngày nay chiếc cổng chung cho ngôi đình của làng Định Công Thượng và ngôi đền thờ Tam vị Tổ nghề kim hoàn được mang biển số 305 phố Bùi Xương Trạch, thuộc phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Du khách bước qua tam quan rồi đi vào con ngõ ngắn chia đôi một hồ nước nhỏ, xung quanh cổ thụ um tùm, phía sau hồ là đình làng ở bên trái và ngôi đền ở bên phải.
Căn cứ phong cách nghệ thuật kiến trúc và trang trí ta có thể đoán định cụm di tích đình và đền Định Công Thượng được xây dựng vào khoảng đầu thời Lê trung hưng.
Theo bản thần tích còn lưu trong cung cấm, đình làng thờ Hoàng Công, còn gọi là chàng Sơ, con của vua Hùng thứ 17 (Hùng Nghị Vương) và bà Xuyến Nương. Theo thần tích, dưới đời vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương), Hoàng Công được cử đi dẹp ở vùng châu Hoan, châu Hàn (?), châu Đồng Hỷ (?), bắt sống được nhiều tướng giặc. Khi trở về ngài đã đi qua làng Định Công và làm lễ khao quân ở đây. Sang thời An Dương Vương, ngài thống lĩnh thủy quân, trấn giữ miền Quảng Đông (?) 5 năm rồi bị gọi về nước, dọc đường mất ở cửa bể Bích Hải. Vua cho dân Bích Hải lập đền thờ. Riêng dân Định Công được trùng tu cung điện làm thành nơi quan dân đến tế lễ xuân thu nhị kỳ.
Vị thành hoàng thứ hai là tướng Đoàn Thượng 段尚 (1181-1228), một nhân vật lịch sử vốn làm hào trưởng tại lộ Hồng Châu, gồm các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Thanh Miện, Ninh Giang và Tứ Kỳ ở phía nam tỉnh Hải Dương ngày nay. Ngài từng khởi binh chống lại Trần Thủ Độ, làm cho nhà Trần phải giảng hoà với mình. Ngài còn có công chữa khỏi bệnh dịch cho dân chúng vùng Định Công.
Đình làng Định Công Thượng cũ được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII trên một khoảnh đất ở ngay liền bên cạnh ngôi đền thờ Tam vị Tổ nghề kim hoàn. Đình quay mặt về phía tây nam, nhìn ra một hồ nước nhỏ hình chữ nhật. Tam quan xây kiểu nghi môn tứ trụ, thân đắp câu đối chữ Hán. Trước sân đình là một tấm bình phong lớn đắp cuốn thư, bên hữu sân là một nhà giải vũ 3 gian. Trong vườn có nhiều cây cối lưu niên rợp bóng.
Toà đại đình rộng 5 gian, gồm 6 bộ vì, cửa gỗ bức bàn, xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, kết nối với hậu cung 3 gian thành hình chữ Đinh. Nhiều bộ phận kiến trúc được trang trí bằng các hình hoa dây, cánh sen, vân mây, tứ quý và điển tích Phật giáo. Đặc biệt ở mảng chạm gỗ có những tác phẩm mô tả Phật tích và ông tiên ngự trên tòa sen, mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII.
Ngày 20-7-1994, đình Định Công Thượng được xếp hạng Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
292 dnh inh Cong Thuong ©NCCông 2014
Đình Định Công Thượng thờ Hoàng Công (còn gọi là chàng Sơ) là con vua Hùng thứ 17 (Hùng Nghị Vương và bà Xuyến Nương). Ông sinh ra ở Định Công nên được đổi làm Định Công. Ông là người thông minh, có tài.
Dưới thời vua Hùng thứ 18 (Hùng Duệ Vương) ông được giao đánh dẹp ở vùng Châu Hoan, Châu Hàn, Châu Đông Hỷ, bắt sống được tướng giặc. Lúc về, ông đi qua Định Công và khao quân. Thời Thục An Dương Vương, ông được cử làm thống lĩnh thuỷ quân cùng Cao Sơn, Quý Minh làm tả hữu. Ông đã trấn giữ Quảng Đông 5 năm, sau được triệu hồi về nước. Trên đường về, ông mất ở cửa biển Bích Hải. Nhà vua lệnh cho dân Bích Hải lập đền thờ. Dân Định Công cho trùng tu cung miếu, xuân thu nhị kỳ, các quan đến làm lễ. Ông được phong Thượng đẳng phúc thần.
Nhân vật thứ hai được thờ ở đình Định Công Thượng là Đoàn Thượng, người đất Hồng Châu, giương ngọn cờ “phản Trần, phục Lý”. Ông có công chữa khỏi bệnh dịch cho dân Định Công.
Đình Định Công Thượng có Tam quan và Đại đình. Tam quan xây kiểu 4 trụ. Toà Đại đình bố cục theo kiểu chữ “đinh”, Đại bái 5 gian và Hậu cung 3 gian. Đại bái xây theo kiểu tường hồi bít đốc, gồm 6 bộ vì, gian giữa làm kiểu chồng rường bảy hiện phía trước, kèo kẻ suốt phía sau. Bốn vì còn lại làm kiểu vì kèo suốt trụ cột. Hậu cung làm kiểu chồng rường giá chiêng. Đình đã được tu bổ nhiều lần, có trang trí hoa dây, tích Phật, cánh sen, vân mây, tứ quý.
Đền Định Công Thượng thờ 3 vị tổ nghề kim hoàn là Trần Tiêu, Trần Điệu và Trần Hoà.
Đền có kết cấu kiểu chữ “đinh”, toà Tiền tế 5 gian, Hậu cung 3 gian. Ba gian giữa toà Tiền tế làm kiểu chồng diêm. Hậu cung có 2 vì kiểu chồng rường, không có cột, đầu vì đặt trên tường, trang trí chạm trổ hoa lá. Chân cột kê đá tảng hình vuông, chạm sừng tê bảo ngọc. Đền có cửa võng, đại tự, hoành phi, câu đối, long ngai, bài vị, sắc phong, thần phả, bia, khánh v.v...
Hội Định Công Thượng được tổ chức vào ngày 11 tháng hai âm lịch hàng năm. Đoàn rước khoảng 200 người với cờ, tán, lọng, kiệu, bát bửu... Giữa đoàn rước là 4 chàng trai áo hồng khênh kiệu rước ông ỷ, tiếp theo là 10 mâm oản chạy cùng hoa quả do các thiếu nữ đội nhịp nhàng tiến bước. Hội còn đón tiếp nhiều người làm nghề kim hoàn ở khắp nơi về thắp hương tưởng nhớ các vị tổ nghề. Hội còn có nhiều trò vui như kéo co, chọi gà, bắt vịt.
Đình và đền Định Công Thượng đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1994./.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01