Các thông tin về xuất/nhập khẩu, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc cho thấy một số điểm nổi bật.
Các thông tin về xuất/nhập khẩu, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc cho thấy một số điểm nổi bật.
Trung Quốc là thị trường có tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2022 đạt 132,38 tỷ USD, chiếm trên 23,7%, cao hơn khá xa so với các thị trường lớn thứ 2 trở xuống (Mỹ 96,32 tỷ USD, Hàn Quốc 66,8 tỷ USD, Nhật Bản 35,69 tỷ USD).
So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc, tuy tăng thấp hơn tốc độ tăng chung của cả nước (10,2% so với 15%), nhưng mức tăng tuyệt đối vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng mức chung của cả nước (16,8%), cao hơn tỷ trọng của nhiều nước (chỉ thấp thua Mỹ 16,3 tỷ USD, chiếm 22,4% tổng số. Ước cả năm đạt 177,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước.
Như vậy, xét cả ở đầu vào (nhập nguyên, nhiên, vật liệu…) và đầu ra (xuất khẩu), thì Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất, tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng xuất, nhập khẩu của Việt Nam.
Nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc lớn và tăng lên do nhiều nguyên nhân.
Một là, do Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô tổng GDP lớn thứ 2 thế giới (năm 2020 đạt 14,72 nghìn tỷ USD, chiếm 17,4% toàn cầu); có GDP bình quân đầu người đạt 10.435 USD (nếu tính PPP đạt 17.211 USD, cao hơn của Việt Nam); có tỷ trọng trong GDP của nông, lâm nghiệp - thủy sản chỉ còn 7,7%; có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới (năm 2020 đạt 2.723,3 tỷ USD và tiếp tục tăng cao), có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới (2.357,1 tỷ USD).
Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 44 phát hành ngày 31-10-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:
https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/27
Trong 80 thị trường xuất khẩu chủ yếu, Canada là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, xuất siêu lớn, với dự báo xuất khẩu cả năm 2022 đạt trên 7 tỷ USD, xuất siêu 6 tỷ USD.
Quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang Canada chiếm tỷ trọng khá trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước: năm 2021 chiếm 1,3%; 8 tháng năm 2022 chiếm 1,8% - cao thứ 10 trong tổng số 80 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
Xuất khẩu sang Canada có nhiều mặt hàng. Trong 26 mặt hàng chủ yếu, có 10 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, với xuất khẩu lớn nhất là hàng dệt may; điện thoại và linh kiện; giày dép; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị; thủy sản; phương tiện vận tải. Trong 26 mặt hàng chủ yếu này, có 19 mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 5 mặt hàng có mức tăng lớn (trên 100 triệu USD). Đó là thủy sản; dệt may; giày dép; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện.
Xuất khẩu liên tục tăng qua các năm. Ngay cả khi đại dịch Covid-19 xảy ra vào năm 2020, bùng phát vào năm 2021, thì xuất khẩu sang Canada 8 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước vẫn tăng 32,5%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chung (18,2%). Mức tăng đạt 1.108 triệu USD, chiếm trên 2,8% tổng mức tăng của cả nước.
Do xuất khẩu có quy mô lớn hơn nhập khẩu, nên trong quan hệ buôn bán giữa 2 nước, Việt Nam ở vị thế xuất siêu. Mức xuất siêu liên tục tăng lên từ năm 2017 đến nay; mới qua 2/3 thời gian năm, xuất siêu sang Canada đã lớn hơn cả năm từ năm 2020 trở về trước.
Xuất khẩu và xuất siêu đạt quy mô lớn do nhiều yếu tố. Canada có GDP lớn (2021 đạt 1.990 tỷ USD, lớn thứ 9 trên thế giới). GDP bình quân đầu người đạt khoảng 52.000 USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 1.000 tỷ USD, trong đó nhập khẩu đạt 517 tỷ USD. Canada là nước có số người Việt Nam sinh sống lên tới 240.000 người, đông thứ 7 trên thế giới. Canada đứng thứ 14 về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Hằng năm có trên 100.000 lượt khách từ Canada đến Việt Nam. Đây là cầu nối, tiền đề để xác lập và thúc đẩy giao thương giữa 2 nước.
Kết quả trên là tín hiệu khả quan và là kỳ vọng để cả năm 2022 đạt cao hơn. Với tốc độ tăng của 8 tháng năm nay, có thể suy ra kim ngạch xuất khẩu 8 tháng năm trước đạt 3.408 triệu USD. Với kim ngạch cả năm 2021 đạt 5,27 tỷ USD, suy ra 4 tháng cuối năm 2021 đạt 1,86 tỷ USD. Nếu bình quân một tháng trong 4 tháng cuối năm 2022 đạt bằng với tháng 8 (644,3 triệu USD), thì 4 tháng cuối 2022 đạt 2,57 tỷ USD và tính chung cả năm 2022 sẽ đạt trên 7 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm 2021. Canada sẽ là một trong những thị trường nằm trong nhóm cao trong “câu lạc bộ các thị trường xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD”.
Với dự đoán tương tự như xuất khẩu, thì kim ngạch nhập khẩu cả năm 2022 sẽ đạt 995 triệu USD, tăng 30,9% so với năm 2021. Theo đó, xuất siêu năm 2022 của Việt Nam sang Canada sẽ đạt 6 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay, tăng 33,1%, hay tăng 1,5 tỷ USD so với năm trước và Canada nằm trong số ít thị trường mà Việt Nam xuất siêu lớn như vậy.
Việc xuất siêu sang Canada góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia bằng dự trữ ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá VND/USD, góp phần để Việt Nam tăng trưởng kinh tế vượt xa so với mục tiêu đề ra và nằm trong những nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Vấn đề đặt ra trong những tháng cuối năm là phải giữ được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu như 8 tháng; khai thác các lợi thế để tiếp tục tăng các mặt hàng đã tăng. Đồng thời, ngăn chặn, khắc phục sự sụt giảm một số mặt hàng bị giảm so với cùng kỳ, như hạt điều; cao su; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; sản phẩm gốm sứ; thủy tinh và sản phẩm; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng…
Trung Quốc là thị trường có tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2022 đạt 132,38 tỷ USD, chiếm trên 23,7%, cao hơn khá xa so với các thị trường lớn thứ 2 trở xuống (Mỹ 96,32 tỷ USD, Hàn Quốc 66,8 tỷ USD, Nhật Bản 35,69 tỷ USD).
So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc, tuy tăng thấp hơn tốc độ tăng chung của cả nước (10,2% so với 15%), nhưng mức tăng tuyệt đối vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng mức chung của cả nước (16,8%), cao hơn tỷ trọng của nhiều nước (chỉ thấp thua Mỹ 16,3 tỷ USD, chiếm 22,4% tổng số. Ước cả năm đạt 177,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước.
Như vậy, xét cả ở đầu vào (nhập nguyên, nhiên, vật liệu…) và đầu ra (xuất khẩu), thì Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất, tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng xuất, nhập khẩu của Việt Nam.
Nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc lớn và tăng lên do nhiều nguyên nhân.
Một là, do Trung Quốc là nền kinh tế có quy mô tổng GDP lớn thứ 2 thế giới (năm 2020 đạt 14,72 nghìn tỷ USD, chiếm 17,4% toàn cầu); có GDP bình quân đầu người đạt 10.435 USD (nếu tính PPP đạt 17.211 USD, cao hơn của Việt Nam); có tỷ trọng trong GDP của nông, lâm nghiệp - thủy sản chỉ còn 7,7%; có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới (năm 2020 đạt 2.723,3 tỷ USD và tiếp tục tăng cao), có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới (2.357,1 tỷ USD).
Các thông tin về xuất/nhập khẩu, nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc cho thấy một số điểm nổi bật.