Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bắc Ninh tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái làng nghề, du lịch trải nghiệm lịch sử và thời gian, các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn gắn với giá trị văn hóa con người Bắc Ninh - Kinh Bắc; nâng cao vai trò quảng bá và giới thiệu hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh với bạn bè trong nước và quốc tế.
Với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, Bắc Ninh sẽ đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp tuần hoàn gắn với công nghiệp chế biến, tham gia chuỗi giá trị; nâng cao năng suất, hiệu quả và tận dụng tối đa quỹ đất; đi đầu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Phát triển nông nghiệp đô thị, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa ngành nông nghiệp và các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ - du lịch, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nền nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
______________________________________________
Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2007
Về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong,
huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh;
thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh,
Điều 1. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du để mở rộng thành phố Bắc Ninh; thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh như sau:
1. Điều chỉnh 1.963,45 ha diện tích tự nhiên và 27.244 nhân khẩu của huyện Yên Phong (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Hoà Long, Vạn An, Khúc Xuyên, Phong Khê); 2.190,45 ha diện tích tự nhiên và 18.155 nhân khẩu của huyện Quế Võ (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn); 1.240,29 ha diện tích tự nhiên và 14.783 nhân khẩu của huyện Tiên Du (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Khắc Niệm và xã Hạp Lĩnh) về thành phố Bắc Ninh quản lý.
2. Thành lập phường Võ Cường thuộc thành phố Bắc Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Võ Cường.
Phường Võ Cường có 795,36 ha diện tích tự nhiên và 14.998 nhân khẩu.
Địa giới hành chính phường Võ Cường: Đông giáp phường Đại Phúc và xã Khắc Niệm; Tây giáp xã Phong Khê; Nam giáp xã Liên Bão; Bắc giáp phường Ninh Xá, phường Kinh Bắc và xã Khúc Xuyên.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:
Thành phố Bắc Ninh có 8.028,19 ha diện tích tự nhiên và 150.331 nhân khẩu, có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc, Võ Cường và các xã: Kim Chân, Vân Dương, Nam Sơn, Hạp Lĩnh, Khắc Niệm, Phong Khê, Khúc Xuyên, Vạn An, Hoà Long.
Địa giới hành chính thành phố Bắc Ninh: Đông giáp huyện Quế Võ; Tây giáp huyện Tiên Du; Nam giáp huyện Tiên Du; Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Huyện Yên Phong còn lại 9.520,55 ha diện tích tự nhiên và 121.860 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Dũng Liệt, Hoà Tiến, Tam Giang, Tam Đa, Yên Trung, Đông Tiến, Thuỵ Hoà, Yên Phụ, Đông Phong, Long Châu, Trung Nghĩa, Văn Môn, Đông Thọ và thị trấn Chờ.
Huyện Quế Võ còn lại 14.905,55 ha diện tích tự nhiên và 140.022 nhân khẩu, có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Việt Thống, Đại Xuân, Nhân Hoà, Bằng An, Quế Tân, Phù Lương, Phượng Mao, Việt Hùng, Phù Lãng, Ngọc Xá, Châu Phong, Cách Bi, Yên Giả, Đào Viên, Bồng Lai, Mộ Đạo, Đức Long, Chi Lăng, Hán Quảng, Phương Liễu và thị trấn Phố Mới.
Huyện Tiên Du còn lại 9.620,71 ha diện tích tự nhiên và 119.721 nhân khẩu, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phú Lâm, Nội Duệ, Liên Bão, Lạc Vệ, Hiên Vân, Việt Đoàn, Hoàn Sơn, Phật Tích, Đại Đồng, Minh Đạo, Tri Phương, Cảnh Hưng, Tân Chi và thị trấn Lim.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Mọi quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Các Bộ: Nội vụ, Công an, Quốc phòng,
Tài nguyên và Môi trường, Tài chính,
Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư;
- Tổng cục Thống kế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư);
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ: ĐP, TCCB, TH, Công báo;
UBTVQH biểu quyết thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Ninh Bình
Sáng 10-12, với 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có mặt biểu quyết tán thành, UBTVQH đã thống nhất thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 -2025;
Theo Tờ trình dự thảo Nghị quyết này do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình ra phiên họp UBTVQH trước khi thông qua, sau sắp xếp tỉnh Ninh Bình sẽ giảm 01 ĐVHC cấp huyện và 18 ĐVHC cấp xã.
Cụ thể, đối với cấp huyện, Chính phủ đề nghị thực hiện sắp xếp đối với 02 đơn vị (01 đơn vị thuộc diện bắt buộc, 01 đơn vị thuộc diện liền kề).
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Trong đó, Nghị quyết nêu rõ: Thành lập thành phố Hoa Lư trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của huyện Hoa Lư và toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thành phố Ninh Bình.
Sau khi thành lập, thành phố Hoa Lư có diện tích tự nhiên là 150,24 km2 và quy mô dân số là 238.209 người. Thành phố Hoa Lư có 20 đơn vị hành chính, gồm 12 phường: Bích Đào, Đông Thành, Nam Bình, Nam Thành, Ninh Giang, Ninh Khánh, Ninh Mỹ, Ninh Phong, Ninh Phúc, Ninh Sơn, Tân Thành, Vân Giang và 8 xã: Ninh An, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Khang, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Vân, Trường Yên.
Đối với sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Ninh Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Chính phủ đề nghị thực hiện sắp xếp đối với 34 đơn vị (gồm 22/34 đơn vị thuộc diện bắt buộc sắp xếp, 10 đơn vị liền kề có liên quan, 02 đơn vị thuộc diện khuyến khích sắp xếp); không thực hiện sắp xếp đối với 12/34 đơn vị do có yếu tố đặc thù. Cụ thể:
Thành lập xã Phúc Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ xã Sơn Hà và xã Sơn Lai.
Thành lập xã Thanh Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ xã Sơn Thành và xã Thanh Lạc.
Nhập toàn bộ xã Lạng Phong, xã Văn Phong vào thị trấn Nho Quan.
Thành lập xã Tiến Thắng trên cơ sở nhập toàn bộ xã Gia Thắng và xã Gia Tiến.
Thành lập thị trấn Thịnh Vượng trên cơ sở nhập toàn bộ xã Gia Vượng, xã Gia Thịnh và thị trấn Me.
Huyện Yên Khánh: Nhập toàn bộ xã Khánh Tiên vào xã Khánh Thiện.
Nhập toàn bộ xã Khánh Thịnh, xã Yên Hưng vào thị trấn Yên Thịnh.
Nhập toàn bộ xã Mai Sơn vào xã Khánh Thượng.
Nhập toàn bộ xã Kim Hải và toàn bộ diện tích tự nhiên đất bãi bồi ven biển là 2,79 km2 của khu vực đơn vị 1080 thuộc Quân đoàn 12 vào thị trấn Bình Minh.
Nhập toàn bộ xã Lưu Phương vào thị trấn Phát Diệm.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025. Sau sắp xếp, tỉnh Ninh Bình có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 huyện và 2 thành phố; 125 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 101 xã, 18 phường và 6 thị trấn.