Văn Hoá Con Người Hàn Quốc

Văn Hoá Con Người Hàn Quốc

Chào hỏi là một phép lịch sự tối thiểu mỗi khi chúng ta gặp ai đó, tuy nhiên cách chào hỏi của mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa có những nét khác biệt. Người phương Tây thường thể hiện sự thân thiện bằng cách bắt tay hoặc thơm má, trong khi người Nhật thường cúi chào theo truyền thống của Nhật Bản. Tương tự, người Hàn Quốc cũng có cách chào hỏi đặc biệt theo văn hóa Hàn Quốc. Trong văn hóa giao tiếp, người Hàn Quốc có nhiều cách chào hỏi khác nhau. Sau đây là một số điều cơ bản về văn hoá chào hỏi mà bạn nên biết khi giao tiếp với người Hàn Quốc

Chào hỏi là một phép lịch sự tối thiểu mỗi khi chúng ta gặp ai đó, tuy nhiên cách chào hỏi của mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa có những nét khác biệt. Người phương Tây thường thể hiện sự thân thiện bằng cách bắt tay hoặc thơm má, trong khi người Nhật thường cúi chào theo truyền thống của Nhật Bản. Tương tự, người Hàn Quốc cũng có cách chào hỏi đặc biệt theo văn hóa Hàn Quốc. Trong văn hóa giao tiếp, người Hàn Quốc có nhiều cách chào hỏi khác nhau. Sau đây là một số điều cơ bản về văn hoá chào hỏi mà bạn nên biết khi giao tiếp với người Hàn Quốc

Tư thế chào hỏi của người Hàn Quốc như thế nào?

Tư thế là một yếu tố rất quan trọng trong việc cúi chào của người Hàn Quốc. Khi bạn cúi đầu thì quan trọng nhất là cúi thấp người từ phần eo – thắt lưng trở lên và bạn phải đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau. Bạn phải để tay áp sát người, không chắp tay trước ngực, mặt cúi xuống và không được vừa cúi đầu vừa ngước mắt nhìn người đối diện.

Bạn phải nhớ rằng luôn phải cúi đầu lại khi một người khác cúi đầu chào bạn, đó là phép lịch sự trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc trưởng bối. Ngoài ra trong văn hóa chào hỏi thì việc cúi đầu cũng được người Hàn Quốc thực hiện khi trao đổi danh thiếp với nhau trong công việc hay trong đời sống hàng ngày. Khi trao đổi danh thiếp, người Hàn cũng cúi đầu đưa bằng hai tay và nhận lại cũng nhận danh thiêp lại bằng hai tay từ người khác.

Hành động cúi đầu chào trong văn hoá của người Hàn Quốc

Việc cúi chào không chỉ là thói quen mà còn được coi là một nghi thức dành riêng của người Hàn Quốc, khi gặp người khác việc cúi chào được thực hiện khá tự nhiên. Tuy nhiên, người nước ngoài khi sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc thường cảm thấy bối rối, không biết cách cúi chào và khi nào cần cúi chào?

Cách chào hỏi này thường được người Hàn Quốc thực hiện khi bắt đầu hoặc kết thúc một cuộc gặp gỡ. Đối với người có vị trí xã hội hoặc tuổi tác cao hơn, người Hàn Quốc thường chào kính cẩn bằng cách cúi đầu xuống từ 15 đến 45 độ và giữ nguyên trạng thái này trong khoảng 2 đến 3 giây. Việc cúi đầu càng thấp để chào, càng thể hiện lòng chân thành và sự kính trọng đối phương. Cách chào cúi gập người một góc 90 độ được thấy trong trường hợp đặc biệt trang trọng hoặc cũng có thể hiểu như một hành động xin lỗi hoặc cảm ơn chân thành đến một người khác. Đây là mức độ thể hiện sự kính cẩn, chân thành và trang trọng nhất của cách chào cúi đầu. Ngoài ra, ngày nay người Hàn Quốc thường sẽ vẫy tay nhau thay vì cúi chào đối với những người trong quan hệ bạn bè, thân thiết, giống nhiều quốc gia khác.

Các cách nói lời chào của người Hàn Quốc

Thông thường người Hàn chào nhau bằng cách cúi đầu kèm theo lời chào. Cụ thể:

Ở xã hội hiện đại, người Hàn Quốc cũng thường bắt tay trong các mối quan hệ xã giao. Và chúng ta có thể thực hiện cùng lúc hai hành động bắt tay và cúi chào. Cách chào này chủ yếu thường dùng trong quan hệ công việc, ngoại giao, kinh doanh. Khi bắt tay, người lớn tuổi hơn hoặc có địa vị cao hơn sẽ chủ động đưa tay ra trước. Người có địa vị hoặc tuổi tác thấp hơn không chủ động yêu cầu bắt tay và thường thực hiện động tác cúi chào kèm với hành động bắt tay. Có một điều đặc biệt trong văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc đó là người phụ nữ không bao giờ là người chủ động bắt tay trước. Bởi vì, có đôi khi họ nghĩ rằng người đàn ông bắt tay là hành động quấy rối, xâm hại người khác.

Cách chào hỏi truyền thống của người Hàn Quốc là cúi lạy. Cúi lạy là cách chào được thực hiện trong một số dịp đặc biệt như các ngày lễ tết, kết hôn, khi lâu ngày gặp lại người lớn tuổi trong gia đình hoặc trong các dịp giỗ chạp... Đây là hình thức chào hỏi rất kính cẩn và có quy tắc thực hiện khác nhau tùy theo giới. Thông thường, nam giới cúi lạy ngay từ đầu với hai tay giơ cao ngang ngực, tay trái đặt lên tay phải. Người phải cúi thấp với tư thế quỳ gối cả hai chân cho đến khi trán chạm vào hai bàn tay úp xuống nền và mông chạm vào bàn chân. Trong khi đó nữ giới bắt đầu cúi lạy với tư thế tay phải đặt trên tay trái giơ ngang ngực, sau đó, quỳ một chân để cúi xuống một góc 45 độ với hai tay trống xuống nền.

Trên đây là tổng hợp các quy tắc chào hỏi của người Hàn Quốc, nếu bạn đang có ý định sang du học, làm việc tại quốc gia này thì đừng quên bỏ túi ngay nét văn hóa này. Chắc chắn bạn sẽ được họ yêu quý ngay từ lần gặp đầu tiên đấy.

--------------------------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết về chi phí du học Hàn Quốc hoặc thắc mắc về thủ tục, hồ sơ,… các bạn học sinh vui lòng liên hệ với Công ty Nguồn Sáng Mới qua hotline 039-505-2750 hoặc 093-275-2750 để được tư vấn miễn phí.

-       Người Hàn chủ yếu ăn cơm, rau và thịt,  kết hợp với các đồ muối chua của các loại  kim chi như: củ cải, hành, cải thảo….. đây là món phụ không thể thiếu trong các bữa ăn của người Hàn.

-       Thịt lợn được tiêu thụ nhiều nhất, sau đó đến gà, cá …., thịt bò được coi là món ăn xa xỉ sẽ không thường xuyên suất hiện trong các bữa ăn bình dân của người Hàn vì giá cả khá đắt.

-       Rất nhiều món ăn Hàn Quốc được phục vụ nướng, hấp, lên men hoặc ngâm. Ngoài ra còn có nhiều loại súp và món hầm cũng có vị rất đặc biệt.

-       Mì cũng là một món ăn phổ biến rất nổi tiếng tại Hàn Quốc với: mì trộn hải sản, mì trộn tương đen, mì cay…

-       Các loại bánh ăn vặt, hay ẩm thực đường phố nếu bạn được thưởng thức tại Hàn cũng rất ngon như: Bánh crep, bánh cá, chả cá viên, các món xiên que…

-       Các loại kem tại Hàn cũng được ưa thích vì có nhiều hương vị, ngon, đẹp mắt như: kem cá, kem hoa quả….

TTTĐ - Tỷ lệ người dân Hàn Quốc cảm thấy căng thẳng vì quá tải công việc ngày càng gia tăng. Điều này đang trở thành thực trạng nhức nhối trong xã hội, buộc Chính phủ Hàn Quốc phải có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Điều trị tích cực hai công nhân Việt sau vụ nổ nhà máy tại Hàn Quốc

Đài truyền hình lớn nhất Hàn Quốc mua bản quyền phát sóng các trận đấu của ĐT Việt Nam tại AFF Cup 2018

Hàn Quốc “chiến đấu” với rác thải nhựa

Chính sách đặc biệt cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện hồi hương

Làm việc quá giờ vốn là một nét văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Hàn Quốc bao đời nay. Họ thường bắt đầu công việc vào sáng sớm và kết thúc khi đã đêm muộn.

Bên cạnh đó, các công ty lớn ở Hàn Quốc dù quy mô lớn hay nhỏ đều mong muốn nhân viên của mình cống hiến hết sức lực. Nếu ông chủ của doanh nghiệp còn đang làm việc, nhân viên khó có thể nghĩ tới kết thúc công việc của mình và trở về nhà. Nếu ông chủ muốn rủ nhân viên đi chơi sau giờ làm, lời khuyên được đưa ra là không nên từ chối.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 2017 tại 35 quốc gia trên thế giới, người lao động Hàn Quốc có số giờ làm việc nhiều thứ hai với mức lương thấp hơn mức trung bình các quốc gia còn lại. Cụ thể, người Hàn Quốc làm việc trung bình 2.069 giờ mỗi năm. Mức trung bình trong OECD là 1.764 giờ/năm. Con số này bao gồm cả nhân viên toàn thời gian, bán thời gian và nhân viên thời vụ.

Mặc dù giờ làm việc dài như vậy nhưng mức lương của người lao động tại Hàn Quốc chỉ đạt khoảng 75% mức trung bình của OECD. Cụ thể, thu nhập thực tế mỗi giờ ở nước này là 15,70 USD, bằng 2/3 mức trung bình của OECD (24,30 USD).

Công nhân ở Đức có thời gian làm việc ngắn nhất, với 1.363 giờ mỗi năm, thấp hơn 706 giờ so với người Hàn Quốc. Họ kiếm được mức lương thực tế hàng giờ là 34 USD, gấp hơn hai lần mức trung bình của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, thực tế năng suất lao động của người lao động Hàn Quốc lại không hề tỷ lệ thuận với số giờ làm việc. Tức là, họ càng lao động nhiều, năng suất càng giảm.

Trong một bài phát biểu vào tháng 3 năm nay, ông Chung Hyun-back, Bộ trưởng chuyên trách vấn đề Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc cho rằng, văn hóa làm việc quá giờ đã gây ra tình trạng giảm tỷ lệ sinh ở nước này. Tỷ lệ sinh đẻ ở Hàn Quốc hiện ở mức 1,2 trẻ em/phụ nữ (theo dữ liệu của OECD), thuộc hàng thấp nhất trên thế giới, cùng với Italy và Tây Ban Nha. Trong khi đó, con số này ở Mỹ là 1,8.

Theo số liệu của Chính phủ Hàn Quốc, năm 2017 đã ghi nhận hàng trăm hợp tử vong vì làm việc quá sức. Cụ thể trong nghành Bưu chính Hàn Quốc, có gần 2.000 nhân viên đang phải làm việc trên 3.000 giờ một năm, tương đương hơn 58 giờ mỗi tuần. Mức mức độ áp lực công việc của họ còn lớn hơn so với y tá, lính cứu hỏa và phi công lái máy bay chiến đấu.

Năm ngoái, một nhân viên bưu điện tại thành phố Ilsan bị thương trong vụ tai nạn giao thông vẫn được yêu cầu phải hoàn thành công việc. Người này đã để lại lời nhắn rằng, anh bị đối xử vô nhân đạo và sau đó tự vẫn. Vào tháng 7/2017, một nhân viên bưu điện khác đã tự thiêu tại phòng làm việc.

Luật pháp Hàn Quốc không chính thức công nhận nguyên nhân tử vong vì làm việc quá sức. Tuy nhiên, Cơ quan Bồi thường Tai nạn Lao động và Phúc lợi Hàn Quốc (COMWEL) cho rằng, nếu người lao động tử vong vì đau tim hoặc đột quỵ do phải làm việc hơn 60 giờ một tuần trong ba tháng thì có thể coi là tai nạn lao động và được bồi thường.

Trước thực trạng này, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một loạt kế hoạch được xem như nỗ lực giúp tăng cường sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc của người dân tại xứ sở kim chi.

Tháng 7 vừa qua, Chính phủ nước này đã xây dựng điều luật giảm số giờ làm việc tối đa từ 68 giờ xuống còn 52 giờ một tuần (bao gồm cả thời gian làm ngoài giờ). Điều luật này chỉ thực sự được áp dụng với các công ty có quy mô trên 300 nhân viên, kể từ tháng 1/2019.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho rằng đây là “cơ hội quý giá để giảm thiểu tình trạng làm việc quá sức cũng như tạo điều kiện để người dân dành nhiều thời gian hơn cho bản thân và gia đình”. Chính phủ của ông Moon thời gian qua đã tăng mức lương tối thiểu theo giờ 16% (khoảng 7 USD). Đây là mức tăng lớn nhất trong vòng 2 thập kỷ qua.

Bên cạnh việc giới hạn thời gian làm việc trong mỗi tuần, tháng 8/2018, Bộ Lao động việc làm Hàn Quốc cũng yêu cầu các công ty buộc phải tuyển dụng thêm người thay vì bắt nhân viên phải làm thêm giờ. Để đáp ứng kế hoạch giảm giờ làm việc của Chính phủ, các doanh nghiệp đã đề ra những biện pháp khá dứt khoát. Ví dụ như, các công ty sẽ cho đóng hệ thống máy tính cơ quan để buộc nhân viên phải trở về nhà sớm hơn. Một số công ty khác thì lắp đặt hệ thống camera giám sát để đảm bảo nhân viên của họ không làm việc muộn hoặc đến làm quá sớm so với giờ quy định. Mặt khác, cũng có một số công ty lắp hệ thống phát hiện khói để hạn chế việc nhân viên hút thuốc hay pha cà phê, khuyến khích họ hoàn thành công việc sớm để trở về nhà.

Tuy nhiên, các kế hoạch này chưa nhận được phản hồi tích cực từ chính lực lượng lao động tại xứ sở kim chi. Phần lớn họ cho rằng, giảm số giờ làm việc hàng tuần sẽ khiến họ bị mắc kẹt với khối lượng công việc còn dang dở vì thiếu giờ làm và cuối cùng họ vẫn phải giải quyết chúng.

"Những quy định về giờ lao động thực chất chỉ tồn tại trên giấy tờ. Thực tế, chúng tôi phải làm việc, làm việc và làm việc", anh Hyun-Soo, một nhân viên kế toán tại Seoul cho hay.

Còn các doanh nghiệp tại Hàn Quốc thì cho rằng, họ sẽ phải chi một khoản tiền lớn để thuê thêm nhân công bù lấp lỗ hổng công việc mà chính sách giảm giờ làm việc của Chính phủ gây ra.

Vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc chắc chắn phải cần nhiều thời gian để văn hoá làm việc quá giờ không còn là một vấn đề cố hữu của nền kinh tế phát triển lớn thứ tư châu Á này.

Theo OECD, người dân Mexico có số giờ làm việc nhiều nhất, với số giờ làm việc trung bình 2.255 vào năm ngoái. Trong khi đó, Nhật Bản là 1.713 giờ, Hoa Kỳ là 1.783 giờ, Ý là 1.730 giờ và Vương quốc Anh 1.676 - đạt mức trung bình của OECD.

Cách dây 31 năm, vào ngày 22/12/1992, hai nước Việt Nam - Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Lễ hội Con đường văn hoá hữu nghị Việt - Hàn 2023 do Hiệp hội người Hàn Quốc tại Hà Nội tổ chức, Woori Bank đồng hành, là sự nối tiếp những ngày hội tưng bừng kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước diễn ra từ năm 2022.

Tại sự kiện khai mạc, ông Nguyễn Phú Bình, Nguyên Đại sứ đầu tiên của Việt nam tại Hàn Quốc, Nguyên thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam, cho biết: “Là người được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Hàn Quốc từ cuối 1992 đến đầu năm 1997, nhớ lại quan hệ giữa hai nước xuất phát từ con số không, quan hệ giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng, toàn diện, vững chắc và hiệu quả nhất trong lịch sử ngoại giao của cả hai nước, Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện của nhau, người dân hai nước đã trở thành bạn bè chí cốt, tin cậy của nhau”.

Theo ông Nguyễn Phú Bình, quan hệ gắn bó giữa Việt Nam và Hàn Quốc không chỉ bắt đầu từ năm 1992, mà đã có từ cách đây 8 thế kỷ, khi Hoàng thúc Lý Long Tường của Triều Lý Việt Nam, do biến cố trong nước, đã cùng gia đình và tùy tùng trôi dạt sang Cao Ly được Triều đình Cao Ly giúp đỡ, cho cư trú, tạo nên dòng họ Lý Hoa Sơn gốc Việt tại Hàn Quốc. Cùng với dòng họ Lý Tinh Thiện sang Cao Ly trước đó, trong suốt hơn 800 năm qua, các hậu duệ của dòng họ Lý Hoa Sơn đã trở thành một phần của dân tộc Hàn Quốc nhưng vẫn hướng về cố hương Việt Nam. Nguyện vọng thiết tha muôn đời của họ đã trở thành hiện thực khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 30 năm trước.

“Hôm nay, có mặt tại đây cùng chúng ta có ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 32 của Lý Thái Tổ và hậu duệ đời thứ 25 của Hoàng thúc Lý Long Tường. Ông là người mang hai dòng máu Việt - Hàn, sinh ra và lớn lên tại Hàn Quốc, đưa gia đình sang sống ở Việt Nam từ 20 năm nay, hiện mang quốc tịch hai nước và đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam bổ nhiệm làm Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc. Để có được mối quan hệ vững chắc và thân thiết giữa hai đất nước, có sự đóng góp hiệu quả của Đại sứ Lý Xương Căn và tất cả chúng ta. Với tình cảm hữu nghị và thân thiết nhất, tôi xin chúc cho Con đường văn hoá hữu nghị Việt - Hàn diễn ra hôm nay và ngày mai sẽ thành công tốt đẹp và trở thành biểu tượng sống động cho mối quan hệ khăng khít giữa hai nước” - ông Nguyễn Phú Bình bày tỏ.

Tổng lãnh sự Đại sứ quán Hàn Quốc - ông Park Jong Kyung, cho hay: “Tôi vẫn còn nhớ rất rõ những kỷ niệm về Lễ hội Con đường văn hoá hữu nghị Việt - Hàn lần đầu tiên được Hiệp hội người Hàn tại Hà Nội tổ chức thành công, nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Hàn vào năm ngoái. Vậy mà một năm đã trôi qua. Năm nay sự kiện cũng đang được diễn ra hết sức rộn ràng và nhộn nhịp. Hàn Quốc có câu tục ngữ “Khởi đầu chính là một nửa chặng đường”. Tôi mong rằng, sự kiện sẽ tiếp tục khí thế của Lễ khai mạc để diễn ra thành công tốt đẹp, trở thành địa điểm của tình hữu nghị, nơi người dân 2 nước Việt - Hàn có thể cùng nhau vui chơi và tận hưởng”.

Chương trình Lễ hội Con đường văn hoá hữu nghị Việt - Hàn 2023 sẽ diễn ra hết ngày 3/12. Theo đó, không gian trải nghiệm sẽ bắt đầu mở cửa lúc 10h sáng và kết thúc vào 21h. Ban ngày sẽ là đa dạng những tiết mục trình diễn như ảo thuật, bong bóng nghệ thuật, các sân khấu biểu diễn busking Việt - Hàn để các gia đình thưởng thức cùng nhau. Vào lúc 16h sẽ là phần Random Dance trên nền nhạc các ca khúc K-Pop. Sân khấu biểu diễn buổi tối sẽ là những màn trình diễn Hiphop từ các nhóm nhảy nổi tiếng của Hàn Quốc, cùng sự góp mặt của ca sĩ "gạo cội" Wax.

BTC mong muốn sự kiện là một địa điểm để tìm hiểu về văn hoá Hàn Quốc, mở ra không gian giao lưu văn hoá Việt-Hàn, đồng thời là cơ hội quảng bá cho các doanh nghiệp Hàn Quốc.