Anh Quốc được biết đến là một đất nước có nền giáo dục tiên tiến. Tại đây có những trường lâu đời, có uy tín nhất trên thế giới và cũng là nơi có nhiều cải cách về giáo dục nhất trên thế giới. Bằng do các trường Anh quốc cấp được công nhận trên toàn thế giới.
Anh Quốc được biết đến là một đất nước có nền giáo dục tiên tiến. Tại đây có những trường lâu đời, có uy tín nhất trên thế giới và cũng là nơi có nhiều cải cách về giáo dục nhất trên thế giới. Bằng do các trường Anh quốc cấp được công nhận trên toàn thế giới.
Đức là quốc gia có dân số già, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp tại Đức lại rất thấp. Một trong những nguyên nhân chính là do học sinh ở đây được định hướng về nghề nghiệp từ rất sớm và rõ ràng. Với những học sinh có học lực trung bình khá, thay vì lựa chọn chương trình giáo dục Đại học, các em được định hướng sang học nghề khi du học Đức. Thời gian học nghề tại Đức thông thường sẽ kéo dài từ 2 năm đến 3 năm.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tìm việc làm tại Đức hoặc có thể học lên Đại học. Cơ hội việc làm tại nước Đức nói riêng và Châu Âu nói chung rất cao vì các quốc gia này luôn thiếu nguồn nhân lực có tay nghề trong rất nhiều ngành, điển hình là lĩnh vực về công nghệ thông tin, cơ khí, sửa chữa máy móc, điều dưỡng…
Trong quá trình học nghề thì sinh viên sẽ được tạo điều kiện thực tập tại các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy để trau dồi kỹ năng và sẽ được trả lương thực tập. Chương trình được thiết kế 50:50, tức là một nửa thời gian học tại trường đào tạo và một nửa thời gian đi thực tập hưởng lương. Hệ đào tạo này vẫn hoàn toàn miễn phí cho đến khi kết thúc khoá học.
Ở Đức có hơn 380 trường Đại học đặt tại 175 thành phố. Hàng năm, có hơn 2 triệu sinh viên theo đuổi 15,000 chương trình đại học và sau đại học ở Đức. Tại đây, các khóa Cử nhân kéo dài từ 6 đến 8 kỳ tùy vào ngành học, các khóa Thạc sỹ kéo dài từ 2 đến 4 kỳ học. Đối với các chương trình Tiến sĩ, thời gian có thể kéo dài từ 3 – 10 năm.
Chương trình đại học ở Đức thu hút nhiều du học sinh (Nguồn: Internet)
Hệ thống giáo dục của Đức được xây dựng theo hai loại hình đào tạo chính, đó là hệ thống các trường đại học tổng hợp và các trường đại học khoa học ứng dụng. Ngoài ra còn có một hệ thống chuyên biệt nữa, đó là các trường về nghệ thuật, âm nhạc và điện ảnh.
Du học Đức tại trường nào là câu hỏi mà sinh viên luôn tìm kiếm câu trả lời. Có thể kể đến một số trường như:
Các trường Đại học tổng hợp tại Đức cung cấp nhiều khóa học thuộc mọi lĩnh vực và tập trung vào nghiên cứu và giảng dạy. Những trường đại học này thường giảng dạy theo hướng truyền thống và có nhiều lựa chọn về chuyên ngành. Hệ thống những trường này luôn đóng vai trò nòng cốt trong giáo dục đại học Đức từ trước đến nay.
2. Đại học Khoa học Ứng dụng (FH)
Những trường Đại học Khoa học Ứng dụng tập trung nhiều hơn vào việc thực hành và ứng dụng trong quá trình học tập. Tại đây, sinh viên được quan sát thực tế và làm các đề tài ở doanh nghiệp cũng như các phòng, ban chuyên môn.
Các trường này chủ yếu giảng dạy ngành CNTT (IT), Công nghệ, Nghiên cứu Kinh doanh, Hoạt động Xã hội, Thiết kế, Giáo dục, Điều dưỡng, Khoa học Tự nhiên và Ứng dụng. Đặc biệt sau khi tốt nghiệp sinh viên của các trường thực hành có thể dễ dàng xin việc sau vì phần lớn các doanh nghiệp tại Đức cũng như doanh nghiệp trên toàn thế giới đều muốn tuyển dụng những nhân viên có tay nghề cao.
Các trường đại học Khoa học Ứng dụng có chất lượng đào tạo tốt (Nguồn: Internet)
3. Đại học Nghệ thuật, Âm nhạc và Điện ảnh (Kunst-und Musikhochschulen)
Du học Đức tại trường Nghệ thuật, sinh viên sẽ được tiếp cận với phong cách học tập độc lập, đề cao những phương pháp sáng tạo trong học tập và nghiên cứu. Khi theo học ở đây, sinh viên có thể sẽ phải thực hiện các bài kiểm tra năng khiếu của mình trong lĩnh vực đã lựa chọn. Những môn học ở đây sẽ bao gồm mọi loại hình nghệ thuật từ mỹ thuật, thiết kế thời trang, điện ảnh, nhạc cụ đến thiết kế đồ họa.
Sở hữu tấm bằng khi du học Đức luôn là ước mơ của không chỉ sinh viên Việt Nam, mà còn là động lực của rất nhiều sinh viên khác trên thế giới. Tuy nhiên, để kế hoạch của mình có thể diễn ra suôn sẻ thì mỗi cá nhân cần có những bước chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho việc học tập của mình
Tags: chương trình du học Đức, các trường đại học sinh viên có thể chọn khi đi du học Đức, nên du học Đức khi nào, có nên học nghề ở Đức, hệ thống giáo dục của Đức
Cơ cấu hệ thống giáo dục của một nước biểu thị các tầng bậc của hệ thống giáo dục và các quy định về trình độ văn bằng liên quan. Thông lệ quốc tế về mô tả các cấp trình độ trong hệ thống giáo dục được thể hiện trong Bảng phân loại tiêu chuẩn giáo dục quốc tế (International Standard Classification of Education - ISCED) của Viện Thống kê UNESCO (UNESCO Institute of Statistics) phiên bản 2011 [1]. Đối với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyết định 1981/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra các quy định mới[2] về khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo quyết định 1981/QĐ-TTg cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được mô tả như ở sơ đồ kèm theo quyết định đó. Theo sơ đồ, có thể thấy hệ thống giáo dục của Việt Nam có 8 cấp, từ giáo dục Mầm non đến tầng đào tạo Tiến sĩ. Từ giáo dục trung học phổ thông chia thành hai luồng: trung học phổ thông bình thường và trung cấp, đại học theo hướng nghiên cứu và đại học theo hướng ứng dụng, cao đẳng là một con đường đi lên cho học sinh tốt nghiệp THPT hay trung cấp. Bên ngoài giáo dục chính quy, hình thức giáo dục thường xuyên được thực hiện ở mọi cấp học từ tiểu học trở lên.
Song song với quyết định 1981/QĐ-TTg, quyết định 1982/QĐ-TTg mô tả khung trình độ quốc gia. Văn bản quy định 8 bậc trình độ quốc gia: Sơ cấp I, Sơ cấp II, Sơ cấp III, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu được quy định cho từng bậc đào tạo. Người học hoàn thành chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra đối với từng bậc học thì được cấp "chứng chỉ" đối với 3 bậc đầu tiên, và "bằng tốt nghiệp" đối với bậc 4, các "bằng cao đẳng", "bằng đại học", "bằng thạc sĩ", "bằng tiến sĩ" tương ứng đối với 4 bậc cuối. Đơn vị khối lượng học tập được tính bằng tín chỉ. Văn bản không nêu định nghĩa đơn vị tín chỉ, nhưng nếu giả thiết "tín chỉ" được định nghĩa như ở "Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ" ở Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 thì "Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp" và "Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân". Định nghĩa tín chỉ này tương tự như định mức tín chỉ theo học kỳ 15 tuần (semester) của Mỹ [3]. Theo định mức này, một năm học tương đương 30 tín chỉ, do đó khối lượng học tập bậc đại học được quy định 120 tín chỉ là tương đương với 4 năm học.
Theo một số chuyên gia về giáo dục, cơ cấu hệ thống mới cần thể hiện được yêu cầu "liên thông" giữa hai luồng giáo dục học thuật và giáo dục nghề nghiệp, chẳng hạn tầng 5 nên là "trung học phổ thông" và "trung học nghề" chứ không phải là "trung cấp", vì chương trình "trung cấp" chỉ lưu ý đến độ tay nghề, không lưu ý về học vấn, do đó người học tốt nghiệp bậc học này không đủ trình độ học vấn để chuyển lên bậc cao đẳng hoặc đại học. Ngoài ra, luồng giáo dục nghề nghiệp nếu thiết kế lên đến tận bậc trên cùng (tiến sĩ) sẽ tốt hơn, vì có thể sắp xếp ở bậc này các bằng cấp theo hướng thực hành cao nhất (chẳng hạn bằng Chuyên khoa 2 trong đào tạo y học).[1].