Làm sao để tăng độ uy tín cho một hồ sơ du học hoặc hồ sơ làm việc tại nước ngoài? Thư giới thiệu của giáo viên là một góc nhìn khách quan, giúp nhà tuyển dụng hoặc nhà trường có cái nhìn rõ nét hơn về bản thân, kỹ năng và tính cách của học sinh/sinh viên.
Làm sao để tăng độ uy tín cho một hồ sơ du học hoặc hồ sơ làm việc tại nước ngoài? Thư giới thiệu của giáo viên là một góc nhìn khách quan, giúp nhà tuyển dụng hoặc nhà trường có cái nhìn rõ nét hơn về bản thân, kỹ năng và tính cách của học sinh/sinh viên.
Khi viết thư giới thiệu học sinh, có một số cấu trúc cơ bản bạn nên tuân thủ để đảm bảo thông tin được trình bày một cách rõ ràng và logic. Dưới đây là một cấu trúc tham khảo:
Đánh giá và nhận xét từ giáo viên:
Khi điền thông tin trong thư giới thiệu, hãy lưu ý các điểm sau đây:
[Gửi tới tên/địa chỉ người nhận]
Tôi, [tên giáo viên], là giáo viên chủ nhiệm của [tên trường] và viết thư này để giới thiệu một học sinh ưu tú của tôi, [tên học sinh]. Tôi đã có cơ hội làm việc với [tên học sinh] trong suốt [số năm] năm qua và muốn chia sẻ với bạn những ấn tượng tích cực về học sinh này.
[Tên học sinh] là một người học đam mê, có tinh thần cầu tiến và sự nghiêm túc cao đối với việc học. Trong suốt thời gian làm việc cùng tôi, [tên học sinh] đã thể hiện khả năng nắm bắt kiến thức nhanh chóng, ghi nhớ lâu và áp dụng linh hoạt vào các bài tập và dự án học tập.
Điểm mạnh của [tên học sinh] không chỉ nằm ở khả năng học tập xuất sắc, mà còn ở tinh thần sáng tạo và khả năng làm việc nhóm. [Tên học sinh] luôn tỏ ra nhiệt huyết và sẵn lòng đóng góp ý kiến xây dựng, đồng thời giúp đỡ các bạn cùng lớp trong việc nắm vững kiến thức và đạt được kết quả tốt.
Ngoài ra, [tên học sinh] cũng thể hiện năng lực lãnh đạo và khả năng tổ chức công việc hiệu quả. Trong vai trò là lớp trưởng, [tên học sinh] đã thể hiện khả năng tương tác tốt với các thành viên khác trong lớp, giúp đỡ và hỗ trợ mọi người trong quá trình học tập và hoạt động ngoại khóa.
Tôi tin tưởng rằng [tên học sinh] sẽ tiếp tục phát triển và đạt được thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào mà họ quyết định theo đuổi. Vì vậy, tôi khuyến khích bạn xem xét đối đãi đặc biệt đối với [tên học sinh] trong quá trình xem xét hồ sơ du học hoặc tuyển dụng.
Nếu bạn cần thông tin bổ sung hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về [tên học sinh], xin vui lòng liên hệ với tôi qua địa chỉ email hoặc số điện thoại được cung cấp ở dưới đây.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và thời gian của bạn. Tôi hy vọng rằng [tên học sinh] sẽ có cơ hội được tiếp tục học tập và phát triển tại [tên trường hoặc tổ chức].
[Tên giáo viên] [Chức vụ giáo viên] [Email] [Số điện thoại]
Ngay cả khi giáo viên tự viết thư về bạn, bạn cũng nên can thiệp vào phần nội dung để lá thư có tính đồng bộ với hồ sơ bạn chuẩn bị, đồng thời làm nổi bật những ưu điểm của bạn trước hội đồng giám khảo. Thông thường độ dài thư giới thiệu của giáo viên là một trang A4. Lá thư ngắn gọn, logic, sử dụng từ ngữ mạnh mẽ, có dẫn chứng cụ thể về câu chuyện, thành tích sẽ thuyết phục hơn nhiều so với việc dài mà lan man, thiếu thực tế.
Recommendation Letter của bạn không nhất thiết phải theo mẫu của trường. Bạn có thể tự thiết kế cho mình mẫu thư riêng để thể hiện tính sáng tạo. Nội dung thư nên phân chia bố cục rõ ràng, hướng theo yêu cầu của học bổng và khóa học, tránh viết mẫu thư chung chung.
Chữ ký giáo viên sẽ tạo ấn tượng trung thực cho thư giới thiệu của bạn.
Chữ ký là một chi tiết quan trọng để tăng độ tin cậy và tính thuyết phục về lá thư giới thiệu nhưng thường bị bỏ sót. Hiện có hai loại chữ ký: hồ sơ trực tuyến sẽ dùng chữ ký điện tử còn gửi qua bưu điện sẽ dùng chữ ký tay. Để thuận tiện, bạn nên làm một loạt thư giới thiệu rồi trình ký, scan và lưu dưới dạng file ảnh. Sau này, khi viết thư, bạn chỉ cần chèn chữ ký vào file word rồi chuyển qua pdf là xong.
Trên đây là những kiến thức về thư giới thiệu của giáo viên do INDEC tổng hợp. Thư giới thiệu du học thuyết phục sẽ giúp hội đồng tuyển sinh nhìn nhận được phẩm chất, năng lực ưu tú và định hướng tương lai của ứng viên. Do đó, thư giới thiệu nên viết đúng và đủ về ứng viên một cách thực tế, chân thành và sâu sắc nhất. Hy vọng những chia sẻ của INDEC sẽ giúp bạn có được lá thư giới thiệu xuất sắc và chinh phục thành công ước mơ du học!
Bên cạnh đó, để được tư vấn làm đẹp hồ sơ, tăng khả năng nhận học bổng vào các trường bạn mong muốn, tham gia chương trình đánh giá hồ sơ du học miễn phí – “Chấm hồ sơ học thuật – Nhận học bổng như ý” cùng INDEC ngay nhé!
_____________________________________________
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG
Địa chỉ: số 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
Facebook: Du học cùng INDEC hoặc Săn Học Bổng Du Học Anh Cùng INDEC
Khi yêu cầu một thư giới thiệu từ giáo viên, hãy lựa chọn những giáo viên mà bạn có mối quan hệ tốt và có thể cung cấp thông tin chi tiết về bạn. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích và nội dung mà bạn muốn thư giới thiệu tập trung vào.
Nhìn chung, thư giới thiệu của giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện điểm mạnh, tính cách và tiềm năng của học sinh. Nó cung cấp cái nhìn khách quan, những mặt vượt trội của học sinh-sinh viên được công nhận. Bức thư nhằm mục đích xây dựng uy tín, thể hiện sự ủng hộ và nâng cao uy tín của hồ sơ đăng ký, tăng cơ hội thành công cho sinh viên trong việc theo đuổi việc học tập hoặc làm việc ở nước ngoài.
Vieclamgiaoduc.vn – Nền tảng tuyển dụng trực tuyến hàng đầu dành cho cộng đồng trí thức tại Việt Nam. Chúng tôi mong muốn phát triển một đội ngũ trí thức mạnh mẽ, đồng hành trong sứ mệnh thúc đẩy sự thịnh vượng cho cộng đồng trí thức và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Tại Việt Nam, việc xin thư giới thiệu chưa mấy phổ biến. Tuy nhiên, đối với các trường Đại học quốc tế thì Recommendation Letter (thư giới thiệu) là một trong những điều kiện bắt buộc trong hồ sơ ứng tuyển. Đặc biệt, khi bạn dự định xin học bổng, thư giới thiệu càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Trong bài viết này, INDEC xin chia sẻ với các bạn học sinh, sinh viên kinh nghiệm viết thư giới thiệu và những điều cần lưu ý khi xin thư giới thiệu của giáo viên.
Thư giới thiệu của giáo viên là yêu cầu bắt buộc với các hồ sơ xin du học.
Hầu hết hồ sơ du học đều yêu cầu ứng viên phải nộp 2-3 thư giới thiệu. Người viết thư giới thiệu cho bạn thường là giáo sư, giảng viên đã dạy bạn hoặc sếp, đồng nghiệp nơi bạn từng công tác.
Bạn không nhất thiết phải chọn người viết thư giới thiệu là giáo sư hay tiến sĩ vì nội dung thư là yếu tố quan trọng hơn cả. Tuy nhiên, nếu học bổng bạn apply có giá trị lớn, cạnh tranh cao thì xin Recommendation Letter từ những người có học vị, danh tiếng cao sẽ là một điểm cộng.
Thầy cô giáo hoặc sếp là người Việt thường sẽ yêu cầu bạn tự viết, họ sẽ sửa và ký tên. Nếu giáo viên hướng dẫn hoặc sếp của bạn là người nước ngoài, họ thường sẽ tự viết về bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể thảo luận với họ về nội dung.
Bạn nên chọn thầy cô giáo/ cấp trên từng dạy dỗ, làm việc trực tiếp và gần gũi với bạn để thư giới thiệu có thể cung cấp nhiều thông tin về bạn một cách chính xác nhất. Người viết nên nêu rõ mối quan hệ với bạn đồng thời đề cập đến phẩm chất cá nhân, năng lực hay ấn tượng sâu sắc của họ về bạn.