Công việc của nhân viên sales logistics là gì? vì sao doanh nghiệp tuyển nhiều vị trí này, mức lương của nhân viên sales logistics như thế nào?. Ở bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi trên & giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất nếu xác định làm Sales Logistics.
Công việc của nhân viên sales logistics là gì? vì sao doanh nghiệp tuyển nhiều vị trí này, mức lương của nhân viên sales logistics như thế nào?. Ở bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi trên & giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất nếu xác định làm Sales Logistics.
Sales Logistics là vị trí bán các sản phẩm và dịch vụ Logistics như: sales cước vận chuyển quốc tế (Vận chuyển đường biển, đường hàng không là chủ yếu), dịch vụ kho bãi, dịch vụ khai báo hải quan, xin giấy phép kiểm tra chuyên ngành,...
Công việc chính của nhân viên Sales Logistics là giới thiệu, tìm kiếm khách hàng để cung cấp các dịch vụ logistics của Công ty đến những Cá nhân, Doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đi Air, Sea, hoặc đi đường biển, đường sắt.
Chúng ta cũng có thể nhìn vào một số job tuyển dụng vị trí sales logistics có yêu cầu như sau:
“Tìm kiếm các khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa: cước vận chuyển hàng sea/air, vận tải nội địa, thủ tục hải quan…
- Lên kế hoạch gặp gỡ, xúc tiến việc vận chuyển hàng hóa cho khách hàng.
- Lập báo giá theo yêu cầu của khách hàng.
- Phối hợp với các bộ phận khác để xử lý các vấn đề phát sinh”
- Tư vấn quy trình xuất nhập khẩu, làm báo giá, gửi cho khách hàng
- Triển khai đơn hàng, theo dõi quá trình nhập khẩu, xuất khẩu từ kho khách hàng đến điểm đến.
- Kiểm tra chứng từ cùng các bộ phận CS, CUS; Phối hợp với OPS xử lý đơn hàng”
- Lên kế hoạch phát triển khách hàng, doanh thu và báo cáo tình hình thực hiện định kỳ;
- Tìm hiểu nhu cầu thị trường về dịch vụ logistics;
- Lên danh sách và tiếp cận khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu dịch vụ logistics của công ty;
- Tư vấn các gói dịch vụ xuất nhập khẩu, giải pháp vận chuyển & giao nhận, báo giá, thương thảo, ký kết hợp đồng dịch vụ với khách hàng;
- Phối hợp với các bộ phận trong công ty theo dõi cập nhật tình hình hàng hóa và thông tin tới khách hàng một cách thường xuyên và kịp thời;
- Tiếp tục chăm sóc hậu mãi, phối hợp với các bộ phận khác của công ty để giải quyết thắc mắc, khiếu nại, và đề xuất của khách hàng nếu có;
- Cập nhật các quy định mới về xuất nhập khẩu, thuế, hải quan,...
- Không yêu cầu kinh nghiệm có thể là sinh viên hoặc đã tốt nghiệp các trường Đại học hoặc các chuyên ngành có liên quan (Logistics, vận tải biển, Kinh tế, ngoại ngữ...)
- Kỹ năng tin học văn phòng thành thạo (Word, Excel)
- Đam mê và nhiệt huyết, tinh thần cầu tiến, kỷ luật.
- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, làm việc độc lập.
- 1 năm đi du lịch 1 lần + các hoạt động ngoại khóa được tổ chức hàng năm, sẽ được đóng BHXH ngay khi chính thức. Nghỉ lễ tết theo quy định của nhà nước.
- Chế độ lương sẽ trao đổi trực tiếp khi phỏng vấn.
Dựa vào những yêu cầu khi tuyển dụng của doanh nghiệp, chúng ta có thể thấy rằng công việc chủ yếu của nhân viên sales logistics như sau:
Tiếp cận & tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Xác định dịch vụ khách hàng cần thuê
Báo giá theo nhu cầu khách hàng
Đây là những công việc thường xuyên của Sales Logistics, để có thể làm tốt được vị trí này, việc trang bị kiến thức, kỹ năng như trên là vô cùng quan trọng.
Mặc dù sales Logistics là vị trí đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau để có thể chốt được sales, nhưng vẫn có rất nhiều người muốn thử sức, bởi vị trí này nếu bạn làm tốt sẽ được hưởng mức lương & mức thu nhập rất tốt.
Mức lương của Sale Logistics tùy thuộc vào từng công ty có mức lương và ưu đãi khác nhau
Đối với nhiều công ty trả lương cao => áp lực doanh số cao
Đối với các công ty có mức lương thấp so với mặt bằng chung => hoa hồng nhiều
Hoa hồng đặt ra để các nhân viên cố gắng phát triển nghề nghiệp và tạo động lực cho các nhân viên Logistics
Thông tin tuyển dụng vị trí sales logistics trên TOPCV
Có thể khẳng định rằng người mới hoàn toàn làm được sales logistics, nhưng………………
Sales logistics là vị trí dành cho cả ứng viên chưa có kinh nghiệm làm nghề, thậm chí chưa có kiến thức để làm Sales Logistics cũng sẽ được đào tạo để bán dịch vụ. Miễn là bạn mang lại doanh số, mang lại đơn hàng cho công ty, bạn sẽ được trọng dụng và trở thành nhân viên được “cưng” nhất công ty.
Tuy nhiên nếu làm sales logistics dễ vậy thì có lẽ ai cũng sẽ lao vào làm, nhưng để có “may mắn” chốt được đơn hàng khi mới vào nghề không hề đơn giản. May mắn không tự nhiên có, may mắn là cả quá trình học hỏi, kiên nhẫn theo đuổi khách hàng, là sự cố gắng không ngừng ngừng, là cả nửa năm không chốt được đơn hàng nào nhưng vẫn bám trụ theo nghề.
May mắn ở đây chỉ dành cho những người thực sự đầu tư kiến thức, kỹ năng, thái độ, và sự đam mê với nghề sales logistics.
Những kiến thức cần chuẩn bị khi làm sales logistics gồm những gì?
Sales Logistics cần tư vấn cước dịch vụ vận chuyển, dịch vụ hải quan, các chi phí phát sinh khi sử dụng dịch vụ,...Vì thế đòi hỏi sales Logistics phải nắm được những kiến thức cơ bản & kết hợp với kỹ năng sales để chào giá cho khách hàng chốt hợp đồng.
Để làm Sale Logistics bạn cần trang bị những kiến thức sau:
- Tìm hiểu về nghề sales Logistics và tìm hiểu về hoạt động xuất nhập khẩu để hiểu rõ khách hàng của nhân viên sales Logistics - chính là doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Incoterm 2010 & 2020. Hiện nay Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất, nhưng phiên bản dùng nhiều nhất là incoterms 2010. Đặc biệt là 6 điều kiện được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng phổ biến nhất gồm: EXW, FCA, FOB, CIF/ CPT, DDU/ DDP, DAP.
Incoterms là nội dung rất quan trọng đối với Sales Logistics bởi cần dựa vào Incoterms để Sales Logistics hiểu được trách nhiệm vận chuyển, làm thủ tục hải quan của nhà nhập khẩu & nhà xuất khẩu để chào & báo giá dịch vụ vận chuyển, làm thủ tục hải quan đầu xuất, đầu nhập,...
- Vận chuyển quốc tế: Cần biết cách tính giá cước vận chuyển hàng Air, hàng Sea, tính toán, dự trù các khoản phí phát sinh khi vận chuyển hàng hóa. Đồng thời cũng cần nắm được cách handle hàng để đóng gói, bảo quản hàng đảm bảo an toàn khi vận chuyển.
Việc học các luồng tuyến vận tải đường biển, hàng không, các phụ phí hãng tàu, thời gian vận chuyển để lên kế hoạch nhập hàng cho khách hàng cũng vô cùng quan trọng.
- Thủ tục hải quan hàng xuất, hàng nhập: dịch vụ làm thủ tục hải quan cũng thường được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuê, vì vậy làm sales logistics cần hiểu rõ về về thủ tục hải quan để tư vấn cho khách hàng.
- Bộ chứng từ hàng xuất, hàng nhập: mặc dù Sales logistics không phải trực tiếp khi làm dịch vụ vận chuyển & thủ tục hải quan cho khách hàng, Sales Logistics cần sử dụng bộ chứng từ hàng xuất, hàng nhập, kết hợp với bộ phận chứng từ để xử lý lô hàng.
Các chứng từ như Hợp đồng, Invoice, PKL, CO, CQ, Vận đơn (B/L),...cần biết cách check / sửa chuẩn hóa bộ chứng từ cho khớp.
- Thanh toán quốc tế: TT và L/C, các lưu ý khi Release hàng có L/C tránh bị đền cả lô hàng. Việc nắm rõ thủ tục thanh toán quốc tế để sales Logistics có thể theo dõi đơn hàng, chuẩn bị giấy tờ chứng từ chuẩn chỉnh để thanh toán,
- Học cách đi làm thông quan thực tế tại Cảng / Chi cục hải quan, để nếu có trường hợp phát sinh khi làm thủ tục sẽ biết cách trao đổi với khách hàng.
- Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước, đặc biệt là học những lỗi thường gặp và cách khắc phục. Ví dụ, khi báo giá, Sales Logistics không báo các khoản phụ phí có thể phát sinh, dẫn đến tranh cãi với khách hàng khi có các khoản phụ phí phát sinh.
Như vậy, để làm Sales Logistics bạn cần nắm được những kiến thức, nghiệp vụ như trên, điều này không quá khó đối với người mới, nếu bạn có môi trường làm việc tốt, được
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các khóa học chuyên sâu về Sales Logistics tại Trung tâm Lê Ánh.
Đây là khóa học trang bị toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm sales dịch vụ logistics từ giảng viên đã làm nghề lâu năm, giúp bạn có thể vững bước làm Sales Logistics.
Chi tiết khóa học này bạn xem thêm tại: Khóa Học Sale Logistics Chuyên Sâu - THỰC CHIẾN Ngay Từ Buổi Học Đầu Tiên
XNK Lê Ánh là đơn vị đi đầu trong đào tạo Khóa học xuất nhập khẩu ở Hà Nội, khóa học xuất nhập khẩu TPHCM & Khóa học xuất nhập khẩu online, bạn có thể tham khảo chi tiết khóa học tại: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học mua hàng quốc tế, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu,... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước.
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM
Cùng phân biệt Corporate customers (khách hàng doanh nghiệp) và Personal customers (khách hàng cá nhân) nhé! - Corporate customers (khách hàng doanh nghiệp): Là những khách hàng doanh nghiệp hoặc tổ chức, thường có quy mô lớn hơn và cần mua hàng hoá hoặc dịch vụ trong số lượng lớn hơn, có yêu cầu đặc biệt về sản phẩm, dịch vụ hoặc giá cả, thường có quan hệ kinh doanh lâu dài. Ví dụ: Coca Cola purchases office equipment such as computers, printers, and furniture for their employees. (Coca Cola mua thiết bị văn phòng như máy tính, máy in và đồ nội thất cho nhân viên của họ.) - Personal customers (khách hàng cá nhân): Là khách hàng cá nhân mua hàng hoá hoặc dịch vụ cho nhu cầu cá nhân của mình, thường mua hàng với số lượng ít hơn và không yêu cầu đặc biệt về sản phẩm, dịch vụ hoặc giá cả, có quan hệ kinh doanh thường không kéo dài lâu. Ví dụ: Samantha goes to a local grocery store to purchase groceries for herself and her family. (Samantha đến một cửa hàng tạp hóa địa phương để mua đồ tạp hóa cho bản thân và gia đình.)