Thời gian gần đây, vấn đề về nhà ở xã hội đang được nhiều người quan tâm hơn cả. Trong đó, nhà ở xã hội có được vay thế chấp ngân hàng không? là câu hỏi mà LuatVietnam nhận được tương đối nhiều. Bài viết sau của LuatVietnam sẽ giải quyết về vấn đề vướng mắc này.
Thời gian gần đây, vấn đề về nhà ở xã hội đang được nhiều người quan tâm hơn cả. Trong đó, nhà ở xã hội có được vay thế chấp ngân hàng không? là câu hỏi mà LuatVietnam nhận được tương đối nhiều. Bài viết sau của LuatVietnam sẽ giải quyết về vấn đề vướng mắc này.
Trước khi vay vốn, người có nhu cầu vay vốn cần thực hiện chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ giấy tờ, tài liệu sau:
– Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng Chính sách xã hội;
– Giấy tờ tuỳ thân của người đi vay vốn như Giấy chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân;
– Sổ hộ khẩu, sổ hộ nghèo (nếu có) hoặc các giấy tờ khác để chứng minh là đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách theo quy định của Chính phủ;
– Giấy tờ chứng minh thu nhập, tài chính để có thể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ như Hợp đồng lao động, Bảng lương, doanh thu…
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, ở đây là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
– Hồ sơ chứng minh phương án vay vốn, phương án trả nợ.
– Khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo phân tích tại mục 4.1 nêu trên thì phải là công dân Việt Nam và nằm trong độ tuổi được thực hiện vay vốn theo quy định của pháp luật là từ 25 đến 26 tuổi. Khách hàng đi vay vốn tại ngân hàng Chính sách phải đang sinh sống trên địa bàn hoạt động của Ngân hàng Chính sách đó;
– Vay vốn phải vì mục đích hợp pháp, có chứng minh được phương án vay và thời gian trả nợ cụ thể, rõ ràng;
– Có tài sản đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về tài sản đảm bảo;
– Tại thời điểm thực hiện vay tại ngân hàng Chính sách thì cá nhân hay hộ gia đình không có nợ xấu được ghi nhận ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình thuộc đối tượng được vay vốn thì ngân hàng tiến hành kiểm tra lại hồ sơ và thông tin khách hàng để đảm bảo hồ sơ và thông tin khách hàng hợp lệ, thẩm định lại về tính xác thực và hợp pháp của quyền sử dụng đất được thế chấp để tránh được những rủi ro trong việc cho vay vốn.
Nếu trong quá trình thẩm định, ngân hàng xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì ngân hàng có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn khách hàng bổ sung, sửa đổi để hồ sơ hợp lệ và tiến hành giải quyết. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì ngân hàng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành giải quyết việc vay vốn của cá nhân và hộ gia đình vay vốn.
Nhân viên ngân hàng trực tiếp thực hiện giải quyết cho khách hàng đi vay vốn xác định lại nhu cầu vay vốn của khách hàng và từ đó đề xuất ra hạn mức vay phù hợp với khách hàng và phù hợp với tài sản được thế chấp là sổ đỏ. Từ đó sẽ thông báo đến khách hàng khoản vay phù hợp.
Nếu hồ sơ được duyệt, khách hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình vay tiền có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Tuỳ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng thì các bên có thể thoả thuận về việc giải ngân một lần hoặc nhiều lần.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 99/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2022 về đăng ký biện pháp bảo đảm;
Rất tiếc, bạn không có đủ quyền truy cập trang này.
Có thể bạn sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích khác tại trang chủ HDBank.
Trước tiên bạn đọc cần hiểu thế nào là nhà ở xã hội và thế chấp tài sản. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở.
Căn cứ theo quy định trên và theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015, có thể hiểu thế chấp nhà ở xã hội việc một bên dùng nhà ở xã hội để thực hiện nghĩa vụ nào đó và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp.
Vậy có được thế chấp nhà ở xã hội không?
Về vấn đề này, tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định:
4. Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người thuê, mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp nhà ở xã hội trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó và chỉ được thế chấp sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo nguyên tắc và mục đích hoạt động thì Ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó đối tượng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là các cá nhân hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn hoặc thuộc diện chính sách cần được hỗ trợ. Cụ thể các đối tượng thuộc diện vay vốn thế chấp tại Ngân hàng Chính sách như sau:
– Người thân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng;
– Gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc các diện hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có người mất khả năng lao động;
– Gia đình có con theo học tại các trường đại học, cao đẳng;
– Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc đối tượng là dân tộc thiểu số;
– Cá nhân, hộ gia đình có người nhiễm HIV, người sau cai nghiện;
– Cá nhân thuộc diện thực hiện chính sách đi xuất khẩu lao động;
– Cho cá nhân hoặc hộ gia đình vay vốn để khắc phục hậu quả của hạn hán, thiên tai;
– Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại các vùng khó khăn.
Vay thế chấp được hiểu là vay tiền nhưng phải có tài sản đảm bảo thay thế cho khoản tiền vay của mình. Hiện nay, tài sản đảm bảo để vay thế chấp thường là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), nhà ở, xe cộ có giá trị,…Khi cá nhân hay tổ chức thực hiện vay tiền tại ngân hàng theo hình thức thế chấp thì sẽ phải để lại Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản và nhận tiền cho vay từ ngân hàng.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Thế chấp quyền sử dụng đất được hiểu là việc bên thế chấp dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất (đất thuộc sở hữu của bên thế chấp) do bên thế chấp giữ và không chuyển giao cho bên nhận thế chấp. Như vậy việc vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng là việc cá nhân hay tổ chức giao sổ đỏ của mình cho ngân hàng giữ để nhận khoản tiền vay từ ngân hàng.
Như đã trình bày ở trên, người dân được thế chấp nhà ở xã hội tại ngân hàng để vay tiền mua chính nhà ở xã hội đó. Trường hợp thế chấp nhà ở xã hội thông thường là thế chấp nhà ở xã hội hình thành trong tương lai để vay vốn mua, thuê mua nhà ở xã hội đó.
Theo đó, Quyết định 8586a/QĐ-NHCS quy định thủ tục thế chấp nhà ở xã hội thực hiện như sau:
Bước 1: Người vay vốn xuất trình các giấy tờ, văn bản sau:
- Bản gốc Hợp đồng mua/thuê mua nhà ở xã hội (mẫu số 01 và 03 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BXD);
- Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền cho Chủ đầu tư để mua/thuê mua nhà ở xã hội theo Hợp đồng đã ký cho ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục.
Bước 2: Ký và công chứng Hợp đồng thế chấp
- Bên thế chấp và ngân hàng chính sách xã hội nơi thực hiện thủ tục tiến hành ký và công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản và đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Ngân hàng lưu giữ Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Khi người vay vốn đã trả tối đa 95% giá trị Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư và bàn giao đưa vào sử dụng đối với mua nhà ở xã hội, ngân hàng chính sách nơi cho vay cùng chủ đầu tư, người vay vốn làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đồng thời với thủ tục đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký.
- Ngay sau khi nhận được giấy hẹn trả kết quả do cơ quan có thẩm quyền cấp, người vay vốn và chủ đầu tư phải bàn giao cho ngân hàng chính sách nơi cho vay.
Bước 4: Khi người vay vốn trả hết nợ thì làm Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp;
Sau đó, Ngân hàng trao trả hồ sơ pháp lý của tài sản thế chấp đã nhận của người vay vốn cho người vay vốn.
Trên đây là giải đáp về Nhà ở xã hội có được vay thế chấp ngân hàng không? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.