Tổng Công Ty Cp Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Việt Nam (Vinaconex)

Tổng Công Ty Cp Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Việt Nam (Vinaconex)

- Với hơn 30 năm công tác trong ngành xây dựng, ông là người có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là các dự án xây dựng dân dụng

- Với hơn 30 năm công tác trong ngành xây dựng, ông là người có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là các dự án xây dựng dân dụng

Tổng Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Việt Nam

Dưới đây là thông tin chi tiết của Tổng Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Việt Nam do Đỗ Trọng Quỳnh thành lập vào ngày 27/09/1988. Gồm đầy đủ chi tiết các thông tin như: tên công ty, tên giám đốc, địa chỉ đăng ký, mã số thuế, ngày bắt đầu hoạt động... Giúp cho bạn tra cứu nhanh chóng và đầy đủ nhất về công ty Tổng Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Việt Nam.

Ngay sau đây là toàn bộ thông tin về công ty cũng như thông tin về mã ngành, ngành nghề kinh doanh của Tổng Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Và Xây Dựng Việt Nam mời các bạn tham khảo.

Địa chỉ: Toà nhà VINACONEX, 34 Láng Hạ - Quận Đống đa - Hà Nội (Tìm vị trí)

Giấy phép kinh doanh: 0100105616

Lĩnh vực: Hoạt động xây dựng chuyên dụng

Địa chỉ : Tòa nhà Vinaconex - Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội

Tel: 84.4.2249250/ 84.4.2249210 - Fax 84.4.2249208   Website: www.vinaconex.com.vn

Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó

Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt nam (VINACONEX) tiền thân Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (trước đó là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài) được thành lập ngày 27/9/1988. Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Vinaconex đã trở thành tổng công ty đa doanh, đa ngành hàng đầu trong ngành xây dựng Việt Nam, thực hiện chức năng xây lắp, tư vấn đầu tư, thiết kế, khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, giáo dục đào tạo, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài.

Với khởi đầu là đơn vị chuyên đi đầu trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, trong gần 20 năm qua, Tổng công ty đã đưa trên 50.000 người, bao gồm kỹ sư, quản lý, kỹ thuật viên, công nhân làm việc trong 68 ngành nghề khác nhau sang làm việc tại 24 nước và khu vực, bao gồm: Nhật Bản,Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Brunei, các nước Trung Đông, Đông Âu, đảo Síp, Cộng hòa Ai-len, v.v. với nguồn thu đạt trên 300 triệu USD.

Không chỉ là đơn vị xuất khẩu lao động hàng đầu Việt Nam, Vinaconex còn đi đầu trong lĩnh vực xây lắp. Những công trình tiêu biểu do Vinaconex thi công gồm: Trung tâm Hội nghị quốc gia, Khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, sân vận động Mỹ Đình, cầu Bãi Cháy, đường Láng Hòa Lạc, khu công nghệ cao Hòa Lạc, các công trình thủy điện Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, thủy lợi thủy điện Cửa Đạt, các nhà máy xi măng, dự án cấp nước có quy mô lớn, v.v.

Hiện nay, Vinaconex đã và đang tham gia đầu tư vào rất nhiều dự án bất động sản trên mọi miền Tổ quốc, tiêu biểu là: dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp TMDV Thảo Điền (TP. Hồ chí minh), khu đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Tây), khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng (Hà Nội), khu liên cơ quan hành chính thành phố Hà Nội (Hà Nội), v.v. Không những thế, để đáp ứng nhu cầu thi công xây dựng những dự án của Tổng công ty và nhu cầu của thị trường bên ngoài, Vinaconex còn tham gia lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng với nhiều sản phẩm đa dạng như: đá ốp lát cao cấp, ống cốt sợi thủy tinh, kính an toàn, xi-măng, bê tông, kết cấu thép, v.v.

Một lĩnh vực kinh doanh truyền thống khác cũng góp phần khẳng định tên tuổi của Vinaconex, đó là thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân của Tổng công ty tăng khoảng 20%/ năm, năm 2006 đạt 44,5 triệu USD. Hiện nay, Tổng công ty đã và đang triển khai xây dựng mạng lưới trung tâm thương mại, khách sạn tại các đô thị, khu du lịch lớn, trong đó phải kể đến trung tâm thương mại Tràng Tiền, Thanh Hóa, Vĩnh Yên, Hà Đông, khách sạn Suối Mơ (Hạ Long, Quảng Ninh), khách sạn Holiday View (Cát Bà, Hải Phòng).

Với những bước tiến trên nhiều lĩnh vực, đến tháng 11/2006, Vinaconex đã có trên 40.500 cán bộ, công nhân viên và 96 đơn vị trực thuộc. Các chỉ số sản xuất kinh doanh năm 2006 rất khả quan, như: giá trị sản lượng đạt 7.900 tỷ đồng, doanh thu đạt 5.582 tỷ đồng, nộp ngân sách 225 tỷ đồng, lợi nhuận 234 tỷ đồng.

Xác định điều kiện quan trọng để phát triển bền vững là phải gắn phát triển quy mô, chất lượng sản xuất kinh doanh với đổi mới mô hình hoạt động, từ năm 2000, Vinaconex đã tích cực hưởng ứng chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước. Cho đến năm 2005, Tổng công ty đã tiến hành cổ phần hóa toàn bộ 30 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc và đến tháng 11/2006, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt nam chính thức ra đời, đưa Vinaconex trở thành công ty mẹ của tổ hợp công ty mẹ - công ty con với vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 63,35% cổ phiếu.

Trong thời gian tới, để thực hiện thành công các nhiệm vụ đặt ra sau cổ phần hóa, Vinaconex xác định mục tiêu dài hạn là phát triển đa doanh, đa nghề, đa sở hữu trên các lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, đầu tư và kinh doanh bất động sản, kinh doanh - xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động. Trong đó, Vinaconex sẽ đẩy mạnh sản xuất công nghiệp để tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, chuyển đổi cơ cấu ngành theo hướng giảm dần tỷ trọng xây lắp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh; tăng cường hội nhập quốc tế cùng với phát triển thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp.